Chất lượng lao động Việt Nam còn thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 76 - 82)

Nếu đánh giá theo thang điểm 10, thì chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm - xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong khi Hàn Quốc là 6,91 điểm, Ấn Độ là 5,76 điểm, Malaysia là 5,59 điểm; Thái Lan là 4,94 điểm,...Lao động Việt Nam chủ yếu làm việc ở những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn thấp hoặc không có chuyên môn ở các nước ASEAN. Vì vậy, khả năng tìm kiếm các công việc trong thị trường lao động ASEAN bị hạn chế nhất là nhu cầu lao động chuyên môn cao ngày càng tăng lên ở hầu hết các quốc gia điểm đến.

Hình 3.3. Mức độ dễ dàng tìm kiếm việc làm có chuyên môn trong ASEAN\

Hình 3.3 cho thấy, trong phân khúc thị trường dành cho lao động có chuyên môn của thị trường lao động ASEAN, khả năng tìm kiếm việc làm của người Việt Nam chỉ cao hơn Lào và Campuchia một chút và thấp kém hơn rất nhiều so với những nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia hay Singapore. Mặc dù trình độ học vấn của người Việt Nam không quá thấp so với các nước khác trong khu vực nhưng còn tồn tại khoảng cách kỹ năng thực tế giữa các nước. Bên cạnh đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy, đối với các nước nhận lao động, lao động Việt Nam được biết đến với những bất lợi thể hiện ở “ba không”: Không nghề, không ngoại ngữ và không tác phong công nghiệp.

Lao động Việt Nam thiếu kỹ năng, tay nghề

Theo chương trình Đánh giá Sinh viên quốc tế (PISA) gần đây, trong lĩnh vực toán và khoa học, điểm số của Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực, sau Singapore, cao hơn mức điểm trung bình của OEDC. Điều này chứng tỏ, về giáo dục tại hệ THCS, ngành giáo dục Việt Nam đã đạt được thành công nhất định.

Đơn vị: điểm

Hình 3.4. Điểm trung bình toán và khoa học theo PISA năm 2015

Nguồn: OECD (2015) 0 100 200 300 400 500 600 700 0 100 200 300 400 500 600 700

Điểm trung bình toán và khoa học

Điểm khoa học Điểm toán

Tuy nhiên, đến cấp trung học dạy nghề, cao đẳng và đại học, ngành giáo dục lại có những yếu kém khi tồn tại một khoảng cách quá lớn giữa giáo dục và nhu cầu việc làm tại thị trường lao động. Ở Campuchia, trung bình 1 sinh viên ra trường phải mất từ 2-5 năm để tìm một việc làm phù hợp. Ở Malaysia và Philippines, mặc dù luôn trong tình trạng thiếu lao động, nhưng hàng năm, số người thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên ở quốc gia này lần lượt chiếm 21,6% và 16,6% tổng số lao động (ILO, 2015). Điều này cũng xảy ra đối với Việt Nam khi hàng năm, chỉ có 1/4 số lao động thanh niên tìm được việc làm chính thức.

Đơn vị: nghìn người

Hình 3.5. Số lượng người thất nghiệp trong độ tuổi theo trình độ Chuyên môn kỹ thuật năm 2016

Nguồn: TCTK (2016), Điều tra lao động - việc làm hằng quý

Trình độ các kỹ năng tiềm năng và sự không phù hợp về giáo dục đã được ước tính trong một mô hình thực nghiệm, gắn tăng trưởng của nhu cầu đối với việc làm kỹ năng cao với bằng cấp giáo dục của nguồn lao động từ trước đến nay. Kết quả cho thấy đến năm 2025, trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ở Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, hơn một nửa việc làm yêu cầu tay nghề cao sẽ được đảm nhiệm bởi những ứng viên không đủ trình độ. Sáu nền kinh tế này có thể phải đối mặt với sự không tương ứng về kỹ năng trong số 26,6 triệu việc làm đòi hỏi kỹ năng cao, trong đó kịch bản của Cộng đồng Kinh tế

17,1 40,1 70,2 124,8 218,8 9,8 29,0 84,3 130,7 202,3 0 50 100 150 200 250 Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng Sơ cấp nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Q3/2016 Q4/2016

Đơn vị: nghìn người, %

Hình 3.6. Mức độ không đáp ứng yêu cầu về kỹ năng, trình độ giáo dục trong các ngành nghề kỹ năng cao, dự đoán đến năm 2025

Nguồn: EL Achkar Hilal (2015)

Tại sao lại như vậy? Trong khi những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và phẩm chất lao động công nghiệp hiện đại tại doanh nghiệp là rất cụ thể với từng nghề và vị trí làm việc thì thanh niên ra trường thường chỉ được trang bị những lý thuyết chung, năng lực thực hiện yếu, thiếu những kỹ năng sống quan trọng. Đặc biệt, lao động trình độ cao yếu tin học và ngoại ngữ, thiếu những công cụ sắc bén để làm việc đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc độc lập và nâng cao năng suất. Rất nhiều doanh nghiệp phản ánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2015, Ngân hàng Thế giới công bố kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam: “thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng; các

kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn”. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 viết: "Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp ("thiếu kỹ năng") hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề ("thiếu hụt người lao động có tay nghề")". Khảo

sát của ILSSA- Manpower 2 World Bank, Putting higher education to work, skill and research for growth in East Asia, Regional Report , Washington DC, 2015 và Vietnam Development Report 2015, Skilling up Vietnam: Preparing the workforce

nghiệp FDI gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động trực tiếp và nhân viên văn phòng; ý thức về chất lượng và đúng giờ/đáng tin cậy là những kỹ năng thiếu hụt lớn nhất, với khoảng 30%, trong nhóm lao động trực tiếp và quản đốc phân xưởng; những kỹ năng thiếu hụt tiếp theo là khả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận biết tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng máy tính cơ bản. Do hạn chế về chất lượng, người có trình độ đào tạo cao vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm. Vì vậy, hầu hết lao động trình độ cao làm việc tương xứng trình độ thường ở những công việc Giáo dục đào tạo (chiếm 30% lao động trình độ cao) và quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (16% tổng lao động trình độ cao), đây là những công việc ít có tính cạnh tranh và đòi hỏi kỹ năng cập nhật (Viện Khoa học lao động và xã hội, 2016)

Không những vậy, với tiến trình di chuyển lao động tự do trong 8 ngành nghề đã nêu, thì lượng lao động được đào tạo hàng năm có sự thiên lệch, không đi theo đúng xu hướng. Đối với những ngành kỹ sư kỹ thuật, kiến trúc sư, hàng năm lượng lao động qua đào tạo chỉ tăng từ 6-8%, bác sỹ, y tá, điều dưỡng chỉ tăng từ 5- 7% tổng số lao động, không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu lao động. Trong khi đó, lượng lao động qua đào tạo tại các ngành tài chính - ngân hàng, kinh tế, hành chính công, khoa học, nhân văn lại chiếm tỷ trọng cao, từ 10-15% số lao động trong tùy ngành.

Trình độ ngoại ngữ còn thấp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ trong tiến trình hội nhập kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng cho Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020, tuy nhiên, đến nay, sau gần 10 năm thực hiện, kết quả thu được từ đề án còn rất hạn chế. Xuất phát đầu tiên từ giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đạt chuẩn ở mức thấp, từ 33% bậc THCS đến bậc THPT chỉ còn hơn 26%, số tiết học ngoại ngữ tại các bậc học còn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu ngoại ngữ quốc tế. Ngoại ngữ mới chỉ dừng lại ở hai kỹ năng chủ yếu là đọc và viết, trong khi đó, yêu cầu người học phải hoàn thiện đủ kỹ năng, mà quan trọng nhất là nghe nói thì người học hầu hết không có cơ hội ứng dụng và rèn luyện. Theo thống kê của Bộ Giáo dục, năm 2015, 79% số sinh viên chưa đủ điều kiện tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học là do không đạt chuẩn

môn ngoại ngữ. Cũng theo thống kê của Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS), trong các kỳ thi tiếng anh lấy chứng chỉ quốc tế, thí sinh Việt Nam có điểm trung bình Toeic đạt hơn 400 điểm, đứng sau Singapore, Malaysia, Philippines và Brunei. Theo Tổ chức thực hiện thi IELTS (Hệ thống kiểm tra sự thành thạo tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 0-9) thì thí sinh Việt Nam có điểm trung bình là 5,78 thuộc vào nhóm các nước có điểm trung bình thấp, đứng sau Indonexia (5,97), Phillippin (6,53), Malaysia (6,64).

Không những vậy, ngoài Tiếng Anh, những ngôn ngữ khác được dùng trong khu vực như tiếng Thái Lan, tiếng Malaysia,...còn chưa được giảng dạy nhiều tại Việt Nam, điều này sẽ hạn chế mức độ cạnh tranh của người lao động khi tham gia vào di chuyển nội khối.

Năng suất lao động còn thấp

Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) vừa công bố báo cáo quý IV năm 2016, trong đó có đề cập đến vấn đề năng suất lao động. Mặc dù được đánh giá có tốc độ tăng năng suất lao động nhanh nhất trong khu vực, tương đương khoảng 4,62%/năm trong 10 năm qua, tuy nhiên, Việt Nam còn bị bỏ xa so với các quốc gia trong khu vực.

Đơn vị: %

Hình 3.7. Tốc độ tăng năng suất lao động các nước châu Á giai đoạn 1992 - 2014

Từ những phân tích nêu trên, nếu vẫn duy trì mức năng suất lao động này khi tham gia vào dòng di chuyển lao động nội khối, người lao động sẽ bị hạn chế năng lực cạnh tranh so với các lao động từ các nước có nền khoa học, công nghệ hiện đại và có năng suất lao động gấp nhiều lần so với Việt Nam, bởi lẽ, về tính kinh tế, người sử dụng lao động sẽ ưu tiên thu hút người lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho họ với một mức lương trả cho người lao động như nhau. Hoặc nếu không, người lao động Việt Nam sẽ dễ đi vào những công việc gây tổn thương cho người lao động với mức lương thấp hơn hẳn so với lao động có năng suất cao hơn.

Người lao động thiếu tác phong công nghiệp

Theo thống kê của Hiệp hội xuất khẩu lao động, hàng năm, số lao động Việt Nam tại Malaysia về nước trước thời hạn ở mức cao, từ 10 - 15% do vi phạm những yêu cầu trong sản xuất, mà cụ thể là vi phạm bảo hộ lao động, làm thêm bất hợp pháp hay vi phạm tiêu chuẩn dây chuyền sản xuất, gây thiệt hại cho công ty sử dụng lao động. Bên cạnh đó, tác phong chậm chạp, lề mề, ỉ lại, thiếu tính sáng tạo, tùy hứng của người lao động Việt Nam cũng gây ấn tượng không tốt với người sử dụng tại các nước. Nếu vẫn duy trì tác phong này, việc di chuyển đến những việc làm đòi hỏi công nhân có trình độ cao sẽ bị hạn chế đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)