Để có thể bảo vệ tốt cho người lao động di chuyển, Việt Nam cần có những hành động cụ thể sau:
Thứ nhất, thông qua và thực thi các Công ước quốc tế. Hiện nay, Việt Nam
chưa thực hiện bất kỳ công ước nào, khiến cho việc bảo vệ lao động di chuyển của Việt Nam nói chung luôn ở mức thấp nhất. Những Công ước bảo vệ quyền của lao động di chuyển là Công ước di cư vì việc làm (Số 097), Công ước lao động di chuyển (Số 143) và Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả các lao động di chuyển và các thành viên gia đình họ phải được Chính phủ Việt Nam xem xét và lên kế hoạch thông qua cũng như thực hiện. Đối với những Công ước về đối xử bình đẳng, bảo vệ người lao động là Công ước bình đẳng về đối xử (Bồi thường tai nạn – số 019, An ninh xã hội – số 118), Công ước duy trì quyền an sinh xã hội – số 157 thì ngoài việc lập kế hoạch thông qua, cần lập kế hoạch cam kết cùng thực hiện với những nước điểm đến chính mà Việt Nam hướng tới như Malaysia, Thái Lan, Singapore.. Để việc thông qua và thực thi hiệu quả, Việt Nam cần tìm hiểu bài học kinh nghiệm của Philippines là nước đã thông qua cả 6 công ước trên để bảo vệ người lao động của mình (Philippines cũng là nước chuyên xuất khẩu lao động như Việt Nam với các điều kiện khá tương đồng).
Thứ hai, mở rộng độ bao phủ và tính liên thông của hệ thống an sinh xã hội dành cho lao động di chuyển. Hiện nay, rất nhiều người lao động ở thị trường lao
động Việt Nam nói chung và người lao động Việt Nam ở nước ngoài không được hưởng an sinh xã hội, họ mất đi quyền về an sinh xã hội trong nước và phải đối mặt
với những hạn chế bảo hộ và không công bằng ở nước ngoài. Tuyên bố Cebu đã đề cập tới Quyền của người lao động di chuyển khuyến nghị tất cả các nước ASEAN vận dụng để an sinh xã hội trở nên hữu hiệu với mọi người lao động. Mặc dù Sàn An sinh xã hội 2012 (số 202) đã được Việt Nam tiến hành thực hiện nhưng hiệu quả thực sự chưa lớn. Trong ASEAN còn 2 nước điểm đến là Singapore và Brunei vẫn chưa áp dụng an sinh xã hội dành cho người lao động di chuyển. Như vậy, để mở rộng độ bao phủ và liên thông của hệ thống an sinh xã hội (dù chỉ ở mức sàn), Việt Nam cần chủ động kêu gọi các nước thành viên ASEAN nhóm họp và yêu cầu những nước này nhanh chóng có kế hoạch đưa ra các chính sách liên quan đến an sinh xã hội dành cho lao động di chuyển.
Trong thời gian các nước điểm đến của ASEAN chưa ban hành chính sách an sinh xã hội dành cho lao động di chuyển hoặc đã ban hành nhưng việc thực hiện không được kiểm soát thì Việt Nam cần chủ động xây dựng những chính sách an sinh xã hội riêng dành cho lao động xuất khẩu của Việt Nam ở những nước này. Ví dụ, tất cả lao động di chuyển trước khi ra nước ngoài làm việc cần được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tại nước nhận lao động. Điều này đảm bảo bất kỳ người lao động nào nếu gặp vấn đề sức khỏe đều được chăm sóc với mức chi phí thấp. Ngoài ra, bộ phận quản lý người lao động di chuyển đặt tại Đại sứ quán của Việt Nam ở các nước cũng cần lập hệ thống bảo vệ người lao động với sự tồn tại của quỹ hỗ trợ tổn thương. Quỹ này hoạt động theo hình thức hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội. Trong các hợp tác lao động, Việt Nam cần đề cập đến vấn đề mọi người lao động Việt Nam sang làm việc ở các nước ASEAN có quyền được tham gia bảo hiểm xã hội như những người lao động sở tại. Nếu không thì yêu cầu chủ lao động thuê mướn lao động Việt Nam cùng tham gia vào hệ thống quỹ hỗ trợ tổn thương của Đại diện Việt Nam. Trong trường hợp những cam kết này không được thực hiện thì Chính phủ khuyến khích người lao động Việt Nam tự bảo vệ mình thông qua việc tham gia vào quỹ. Khi gặp những rủi ro, tổn thương trong quá trình làm việc, người lao động Việt Nam sẽ được bồi thường để khắc phục hậu quả.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Việc tham gia vào dòng di chuyển lao động trong khu vực ASEAN vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho thị trường lao động và nền kinh tế Việt Nam Về cơ hội, di chuyển lao động sang các nước giải quyết vấn đề việc làm, tạo động lực nâng cao trình độ cho người lao động, tận dụng cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội cũng như nâng cao chất lượng đời sống người lao động. Tuy nhiên, Việt Nam còn đối mặt rất nhiều thách thức liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực đa phần là lao động phổ thông, năng suất lao động còn thấp so với khu vực, thách thức liên quan đến thu hút nhân tài cũng như khoảng cách bất bình đẳng về thu nhập và trình độ của người lao động.
Từ triển vọng phát triển thị trường lao động ASEAN trong 10 năm tới, quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước liên quan đến di chuyển lao động, người viết đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến cải thiện trình độ lao động, tăng cường hợp tác quốc tế toàn diện giữa các quốc gia cũng như gia tăng hoạt động điều tiết dòng di chuyển hai chiều để hạn chế hình thức di chuyển phi chính thức.
KẾT LUẬN
Có thể thấy, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thành lập đã tạo bước tiến vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN. Với việc định hướng tạo một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung trong đường lối phát triển của AEC đã tạo một dòng di chuyển lao động có tay nghề trong tám ngành nghề được ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs). Điều này đã giúp các nước tăng cường giao lưu, trao đổi lao động có chuyên môn cao với nhau nhằm chuyên môn hóa cao nhất quy trình sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức của Việt Nam trong bối cảnh lao động của Việt Nam còn nhiều hạn chế về trình độ, kỹ năng, tác phong làm việc cũng như những hạn chế từ quá trình quản lý dòng di chuyển lao động và rào cản từ các nước thành viên mang lại.
Cùng với việc phân tích tình hình di chuyển lao động của Việt Nam ở cả hai chiều: Từ Việt Nam sang các nước ASEAN và từ các nước ASEAN sang Việt Nam, có thể thấy lao động Việt Nam đang phải đối mặt nhiều thách thức hơn là có những cơ hội. Cùng với kịch bản của AEC về việc gia tăng số lượng việc làm cho Việt Nam vào năm 2025, có thể thấy Đảng và Nhà nước đang định hướng nâng cao hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực để tận dụng cao nhất những nguồn lợi từ AEC đem lại cho Việt Nam.
Với việc phân tích bài học kinh nghiệm từ những nước đi trước cũng như nghiên cứu thực trạng dòng lao động hiện nay, người viết đã rút ra những nhóm giải pháp nhằm tân dụng cơ hội và hạn chế thách thức cho Việt Nam trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. ADB và ILO, Báo cáo Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc
làm tốt hơn và thịnh vượng chung, Bangkok 2015
2. Đặng Nguyên Anh,“Di dân và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống”, NXB Thống kê, Hà Nội 2006 (trích dẫn Đặng Nguyên Anh, 2006, tr32)
3. Nguyễn Thị Hồng Bích, “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á:
Kinh nghiệm và bài học”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2007 (trích dẫn Nguyễn
Thị Hồng Bích, 2007)
4. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng, “Giáo trình kinh tế quốc tế”, NXB Lao động xã hội, 2002 (trích dẫn Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng tr7 - tr15)
5. Phạm Thị Thanh Bình, Di chuyển lao động chuyên môn cao quốc tế: xu hướng và
tác động,Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới - số 6/2014, tr35 - tr40
6. Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bản tin cập nhật thị trường lao động, tại địa chỉ http://ilssa.org.vn/ban-tin-thi-truong-lao-dong/ truy cập ngày 26/04/2017
7. C.Mác và Ph.Ăng ghen Toàn tập, T38, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995
(trích dẫn C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, 1995, tr138 - tr 152)
8. Phan Thế Công, Hồ Thị Mai Sương,Triển vọng di chuyển lao động chất lượng
cao giữa các nước trong AEC sau năm 2015, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 9/2015,
tr31 - tr33
9. Nguyễn Việt Cường, Thu hẹp khoảng cách cùng giảm bất bình đẳng ở Việt Nam, Báo cáo Nghiên cứu chính sách, NXB Lao động và xã hội, Hà Nội 12/01/2017 10. Nguyễn Tiến Dũng, Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010
11. Nguyễn Bình Giang, Di chuyển lao động quốc tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2011 (trích dẫn Nguyễn Bình Giang, 2011)
12. Đặng Trần Đức Hiệp, Ngô Tuấn Anh: Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015: Thách
thức và triển vọng đối với Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 12/2014, tr63 - tr65
13. Phan Thúc Huân, Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thống kê TP.HCM,
TP.HCM năm 2006
14. Lưu Văn Hưng, Di chuyển lao động nội khối ASEAN thời gian gần đây và vấn
đề đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 9/2008, tr35 - tr43
15. ILO, Lao động di chuyển theo kênh chính thức và không chính thức tại một số
tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam: Kết quả từ khảo sát hộ gia đình, báo cáo tóm lược về Việt Nam, Hà Nội 7/2015.
16. ILO, Khảo sát của nhà tuyển dụng lao động ASEAN về kỹ năng và năng lực
cạnh tranh - chất lượng việc làm ở các nước ASEAN còn rất thấp, Báo cáo Phát
triển Việt Nam 2016, 2015
17. Võ Thị Minh Lệ, Tổng quan lý luận về di chuyển lao động, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 09/2009, tr31 - tr35
18. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung, Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2011 (trích dẫn PGS.TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung, 2011)
19. Ngô Thắng Lợi, Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2013
20. Ngân hàng Thế giới, Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho nền
kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam, Báo cáo phát triển Việt Nam 2014
21. OECD, PISA (2014): Những gì học sinh 15 tuổi biết và những gì họ có thể làm
22. Richard Perruchoud và Jillyanne Redpath-Cross (biên tập), “Giải thích thuật
ngữ về di cư”, Luật Di cư quốc tế số 27, IOM, 2011.
23. Nguyễn Thị Hồng Thương, "Tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016
24. Bùi Thị Minh Tiệp, Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những tham chiếu
cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC, Tạp chí Tài chính, số 4/2015, tr15 - tr17
25. Đào Thị Thu Trang, "Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN", Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2016
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
26. ADBI, Labor migration, skills and Student mobility in Asia, 2014 27. AEC, ASEAN Economic Community at a Glance, 2015
28. ASEAN Secretariat, ASEAN Statistical Leaflet selected key indicators 2016 29. ASEAN Secretariat, AEC Blueprint 2015
30. ASEAN Secretariat, Roadmap for an AEC 2009 - 2015
31. Association of Southeast Asia Nations: Investing in ASEAN 2017 32. UNDP, Human Development Report 2016
33. UNISON, “International labour migration”, UNISON discussion paper, 2016 34. World Bank, Improving the Effectiveness of TalentCorp’s Initatives, Selangor,
2015
35. World Bank: World Development Indicators, 2015
Tài liệu tham khảo trên Website
37.http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/hiep-dinh-asean-ve-di-chuyen- nhan-va-cac-thoa-thuan-thua-nhan-lan-nhau(truy cập ngày 12/04/2017)
38.http://asean.org/storage/2012/05/Binder-AEC-at-a-Glance.pdf(truy cập ngày 19/04/2017) 39.http://www.vamas.com.vn/ban-tin-lao-dong-va-viec-lam-o-nuoc- ngoai_t229c669tn.aspx(truy cập ngày 12/04/2017) 40. http://ilssa.org.vn/hoat-dong-khoa-hoc/ban-tin-khoa-hoc/ (truy cập ngày 25/04/2017)