Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đápứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 105 - 109)

Làm tốt hoạt động hướng nghiệp

Trong một cuộc khảo sát về hướng nghiệp cho học sinh THPT, có đến trên 80% số học sinh trả lời "chưa biết chọn nghề gì cho tương lại" và mức độ hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do hệ thống giáo dục ở Việt Nam mới chỉ hoàn thiện về mặt bổ sung kiến thức cơ sở cho học sinh mà chưa chú trọng đến hoạt động định hướng, phát triển bản thân cho người học. Vì vậy, có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không biết mình sẽ làm gì, dễ rơi vào tình trạng "thất nghiệp tạm thời".

Giải pháp ở đây là các trường THPT, cao đẳng, đại học, dạy nghề cần phối hợp với nhau tổ chức những buổi tọa đàm, giới thiệu và định hướng những ngành nghề trong xã hội, đồng thời, tạo những hoạt động ngoại khóa liên quan đến nghề nghiệp để người học có cơ hội nhận thức rõ hơn về sở thích cũng như sự phù hợp của mình cho một ngành học cụ thể. Các trường cũng có thể liên kết với các doanh nghiệp đại diện cho những ngành nghề tiêu biểu, tổ chức cho học sinh tham quan và tiếp cận đến môi trường làm việc nhằm hình thành những định hướng nghề nghiệp có tính trực quan hơn cho người học. Thực tế, việc hướng nghiệp này không chỉ dành cho học sinh THPT mà còn cần tiến hành cho sinh viên năm thứ 1, thứ 2 tại các trường cao đẳng, đại học để sinh viên có thể định hướng rõ hơn về những môn học chuyên sâu phục vụ cho ngành mình.

Trên cơ sở khảo sát yêu cầu công việc trên thị trường lao động của từng nước thành viên ASEAN, một bộ phận chuyên trách sẽ phân định các nhóm trình độ, ngành nghề và chuẩn mực đánh giá hiệu quả công việc. Những chuẩn mực này được xây dựng dựa trên sự thống nhất song phương hoặc đa phương với các nước trong khu vực theo hướng hình thành những chuẩn mực chung của thị trường lao động nội khối ASEAN. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần có dự báo chính xác nhu cầu lao động và có kế hoạch chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường.

Để thúc đẩy đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật cao, Nhà nước cũng cần chú ý xây dựng các phòng thí nghiệm, thực nghiệm trọng điểm quốc gia trong các trường đại học, chú trọng vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, tự động hóa, vật liệu mới, năng lượng mới, y học, dược học, chế tạo máy móc, thiết bị. Trên cơ sở đó, nhằm đào tạo được các thế hệ người lao động có tri thức cao và khả năng nghiên cứu, sáng tạo, phát hiện các vấn đề mang lại lợi ích, phục vụ cho phát triển kinh tế và hội nhập. Những phòng thí nghiệm này phải có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam cũng như Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Các cơ sở dạy nghề cần thay đổi quan điểm đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động, dạy nghề theo đơn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chủ động xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp, quy trình giảng dạy, lấy người học làm trung tâm và nhu cầu thị trường lao động làm định hướng đào tạo. Giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần có sự gắn kết với nhau trong việc phân tích, dự báo nhu cầu thị trường lao động nước ngoài, xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn, xây dựng chương trình đào tạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bên trong việc đào tạo và tạo việc làm cho người lao động. Phát triển mối liên hệ giữa các trường đào tạo, dạy nghề với hệ thống các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ và các doanh nghiệp tuyển dụng ở các nước thành viên ASEAN để phối hợp giảng dạy, nghiên cứu và tuyển dụng lao động.

Tăng cường thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao từ các nước sang làm việc tại Việt Nam

Sự hợp tác kinh tế sẽ dẫn đến hình thành các dòng chảy của vốn và hàng hóa trong nội khối ASEAN. Thông qua thu hút đầu tư, việc mở cửa đón nhận dòng lao

động di chuyển kỹ thuật cao từ các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia là cơ sở để bù đắp những thiếu hụt lao động trên thị trường Việt Nam và thúc đẩy sản xuất ở các ngành công nghệ cao bởi những nước này. Các dòng di chuyển lao động này sẽ mang lại những kinh nghiệm làm việc hiệu quả và là nguồn học hỏi rất tốt cho lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh cũng giúp lao động Việt Nam phấn đấu hơn nữa trong việc nâng cao chuyên môn nếu không muốn bị mất việc làm. Từ đó, thị trường lao động trong nước cũng sẽ được điều tiết hợp lý hơn. Vì vậy, chủ trương tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN cần có sự thay đổi như sau:

- Thúc đẩy phát triển dòng xuất khẩu lao động, đồng thời tạo điều kiện để thu hút lao động chuyên môn cao của các nước ASEAN vào trong nước, đặc biệt thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc nhận đấu thầu, thực hiện các dự án ở Việt Nam;

- Tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả lao động trong nước;

- Tạo các dòng di chuyển lao động hai chiều bằng các bản cam kết trao đổi lao động song phương với các nước thành viên ASEAN;

- Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước thành viên ASEAN thay vì chỉ tập trung vào một vài quốc gia hiện nay.

Cải thiện trình độ ngoại ngữ của người lao động

Hạn chế về ngoại ngữ của người lao động xuất phát từ sự thiếu hụt trong lực lượng giáo viên dạy ngoại ngữ "đạt chuẩn" tại các cấp giáo dục. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, cần xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, cộng tác viên thanh tra môn ngoại ngữ để hỗ trợ sở, phòng Giáo dục và đào tạo và các trường phổ thông để chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động chuyên môn ở cơ sở và tư vấn, hỗ trợ giáo viên về chuyên môn; nâng cao năng lực tổ chức quản lý dạy học ngoại ngữ cho cán bộ quản lý cấp sở, phòng Giáo dục đào tạo và trường học. Tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường quản lý các trung tâm ngoại ngữ thuộc hệ thống giáo dục thường xuyên trên địa bàn các trường học.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ. Tiếp tục tranh thủ được sự hỗ trợ về kinh phí, về đội ngũ giáo viên bản ngữ của đại sứ quán các nước

và các tổ chức quốc tế cho bồi dưỡng giáo viên, dạy ngoại ngữ cho học sinh; tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các trường xây dựng, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác với các tổ chức, trường học, trung tâm ngoại ngữ ở các quốc gia bản ngữ phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở đơn vị.

Học ngoại ngữ yêu cầu hoàn thiện đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, tuy nhiên, hầu hết các trường mới chỉ chú trọng hai kỹ năng vốn là thế mạnh của người Việt Nam là đọc và viết, trong khi, yêu cầu đối với người sử dụng ngoại ngữ trong công việc chủ yếu là nghe và nói. Vì vậy, các cơ sở đào tạo cần đa dạng hóa loại hình đào tạo, đa dạng hóa bài dạy cũng như cách thức truyền đạt nhằm gây cảm hứng thích thú cho người học, từ đó điều chỉnh học phần cho phù hợp yêu cầu về các kỹ năng của thị trường để người học có thể cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình.

Không chỉ Tiếng Anh, để di chuyển lao động trong nội khối, người lao động còn cần học thêm tiếng của các quốc gia không dùng Tiếng Anh như Lào, Thái Lan, Campuchia...Vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ các cơ sở giáo dục bằng cách liên kết với các đại sứ quán, nhờ họ cử người giảng dạy hay giới thiệu những cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín của nước họ sang truyền dạy cho lao động nước minh.

Thay đổi tác phong người lao động

Không chỉ hoàn thiện về mặt kỹ năng, người lao động dù làm việc ở trong nước hay ngoài nước cũng cần rèn luyện tác phong công nghiệp với bản thân. Bởi lẽ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, với trình độ ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng cao trong các dây chuyền sản xuất đòi hỏi người lao động cần chính xác đến từng bước trong khâu sản xuất, đồng thời không ngừng chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên, người Việt Nam nổi tiếng với sức ì, bị động, thiếu tính kỷ luật cao trong công việc. Vì vậy, để thay đổi những tác phong này, cần có sự kết hợp giữa Tổ chức Công đoàn, chế tài từ doanh nghiệp chủ quản và nỗ lực tự thân của người lao động. Tổ chức công đoàn cần tổ chức những buổi tuyên truyền cho người lao động về những quy định liên quan đến nội quy cơ sở làm việc, tác phong công nghiệp cũng như những chính sách của Đàng và Nhà nước liên quan đến lao động làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp. Những đơn vị chủ quản có lao động

đang làm việc hay những cơ sở đào tạo chuẩn bị cho lao động xuất khẩu cần có những chế tài gắt gao để rèn cho người lao động vào guồng quay của công việc, hạn chế những đức tính ảnh hưởng xấu đến công việc.

Nếu những giải pháp liên quan đến hướng nghiệp, giáo dục đào tạo gắn với thực tế, rèn luyện kỹ năng, khả năng ngoại ngữ thành thạo và có một tác phong làm việc chuyên nghiệp, người lao động Việt Nam sẽ tự khắc cải thiện năng suất lao động của mình lên, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường lao động quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 105 - 109)