Quan điểm của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 94)

Tại Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII đã chỉ rõ nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn 2015 – 2020 là “Phát triển thị trường lao động, bảo đảm đồng bộ, liên thông,

minh bạch và tạo thuận lợi cho việc tự do dịch chuyển lao động. Phát triển mạnh thị trường nhân lực chất lượng cao, nhất là lao động kỹ thuật và nhân lực quản trị kinh doanh. Tăng cường quản lý, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.” Điều này cho thấy chủ trương hướng tới tự do

di chuyển lao động trong nội khối ASEAN sẽ được Đảng và Chính phủ hiện thực hóa. Bên cạnh đó, với đặc điểm thị trường lao động cung nhiều hơn cầu, việc hướng tới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở thành một tất yếu khách quan để giải quyết các vấn đề của thị trường lao động trong nước.

Cũng theo mục tiêu tự do hóa di chuyển lao động trình độ cao tại các ngành nghề được công nhận (MRAs) trong nội khối ASEAN, ngay sau khi thành lập AEC, Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã xây dựng đề án: "Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025". Đây là một hướng đi vô cùng mới mẻ và cập nhật xu thế toàn cầu bởi nó không chỉ nâng cao vị thế của lao động Việt Nam trên trường quốc tế mà còn là một trong những giải pháp hiệu quả giải quyết tình hình sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, việc làm không ổn định hay tình trạng trên 200.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)