Tác động của di chuyển lao động nội khối đến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 63 - 71)

Di chuyển lao động giữa Việt Nam và các nước nội khối ASEAN đem lại cả những tác động cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đến Việt Nam trên hai chủ thể: nước nhận lao động và nước gửi lao động.

2.4.1. Đối với dòng di chuyển lao động từ Việt Nam sang các nước ASEAN

2.4.1.1. Tác động tích cực

Thứ nhất, làm giảm áp lực dân số và thất nghiệp. Mặc dù số việc làm tạo ra

từ thị trường lao động các nước ASEAN dành cho Việt Nam đang ngày càng giảm mạnh, từ 18.644 việc làm năm 2013 xuống còn 2.103 việc làm năm 2015 và còn tiếp tục giảm vào năm 2016, tuy nhiên, đây vẫn là một nguồn việc làm giải quyết

Thứ hai, cải thiện đời sống người lao động và gia tăng thu nhập quốc gia.

Xét theo số tiền tiết kiệm được của người lao động sau khi đi làm việc nước ngoài trở về quy về giá trị tại năm người đó đi xuất khẩu lao động, theo lãi suất ngân hàng (gọi tắt là NPV), cho thấy, các dòng gửi lao động sang các nước ASEAN đã mang lại hiệu quả kinh tế cho hầu hết người lao động Việt Nam nói chung, trong đó có những người tham gia vào di chuyển lao động nội khối. Theo khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội về “Đánh giá thực trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã trở về Việt Nam”, có gần 90% số lao động được khảo sát có NPV > 0. Số tiền tiết kiệm này tỷ lệ thuận với thời gian làm việc của người lao động ở nước ngoài. Hầu hết những lao động làm việc dưới 12 tháng ở nước ngoài không có hiệu quả kinh tế (NVP<0). Nhóm lao động đi XKLĐ ở độ tuổi từ 20 – 34 tuổi có hiệu quả hơn so với các nhóm tuổi khác. Những người lao động làm việc ở khu vực ASEAN có thể bù đắp chi phí di chuyển lao động khoảng gần 1,5 năm.

Hơn 20 năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động đã góp phần cải thiện tình hình kinh tế Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về từ nước ngoài hàng năm. Chỉ trong vòng 20 năm, từ năm 1993 đến năm 2012, lượng kiều hối tăng từ 140 triệu USD lên 10 tỷ USD, 11 tỷ USD năm 2013 và 13,2 tỷ USD năm 2015, đưa Việt Nam đứng vị trí thứ 3 châu Á, thứ 2 Đông Nam Á (sau Philippines là 29,7 tỷ USD) và đứng thứ 11 trên Thế giới về thu hút kiều hối. Đến năm 2016, lượng kiều hối có giảm mạnh 25%, xuống còn khoảng 9 tỷ USD do động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), tuy nhiên, lượng kiều hối vẫn ở vị trí cao trong khu vực ASEAN. Theo thống kê, giai đoạn 2002 - 2015, lượng kiều hối chiếm khoảng 6% GDP, trong khi FDI và ODA vào Việt Nam lần lượt là 7,7% và 3% GDP quốc gia (ILO, 2016). Mức tăng trung bình lượng kiều hối là từ 10 - 15%/ năm. Những năm gần đây, lượng kiều hối chuyển vào sản xuất kinh doanh chiếm trên 70% tồng kiều hối về Việt Nam, tỷ lệ kiều hối chuyển vào bất động sản chiếm trên 20% tổng lượng kiều hối. Lượng kiều hối này sẽ góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối và đầu tư vào các hạng mục công trình xây dựng.

cận nghèo (20,7%), tỷ lệ lao động có mức sống hộ gia đình thuộc diện trung bình trở lên là 52,05%. Di chuyển lao động đã giúp tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo đã giảm mạnh từ 36,38% trước khi đi xuống còn 4% sau khi người lao động về nước. Con số trên có thể minh họa cho tác động cải thiện kinh tế của các hộ gia đình tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN.

Thứ ba, di chuyển lao động nội khối đã tác động làm cải thiện chất lượng lao động.Theo khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, hầu hết người lao động

được cải thiện về ý thức kỷ luật (gần 95%) và nhận thức xã hội (98%), đáng lưu ý là phần lớn người lao động cũng được cải thiện về chuyên môn, kỹ năng làm việc (88,62%) và ngoại ngữ (90%).Tác động này ảnh hưởng mạnh nhất là ở nhóm những người lao động chính thức ở Malaysia, Thái Lan và Singapore. Mặc dù những công việc mà người lao động Việt Nam ở các nước ASEAN vẫn là lao động không chuyên môn hoặc yêu cầu kỹ thuật thấp nhưng do cách thức quản lý khoa học cùng với công nghệ hiện đại được áp dụng trong sản xuất ở những nước này đã khiến người lao động bắt buộc phải học hỏi và nâng cao năng lực của bản thân để đáp ứng công việc.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ và sản xuất công nghiệp chế biến đang diễn ra ngày càng sôi động trong khu vực, đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn, thay vì lực lương lao động dễ bị tổn thương đang di chuyển như hiện nay, đặc biệt tại các nước như: Singapore, Malaysia, Brunei...Cụ thể, Singapore, trong những năm gần đây, chính phủ nước này đã tài trợ cho đổi mới công nghệ bằng cách đầu tư 100 triệu USD để khởi động trong tổng số 16 tỷ USD mà nước này đã cam kết tài trợ cho nghiên cứu khoa học và phát triển. Còn đối với Malaysia lại có rất nhiều các chính sách nhằm khuyến khích các công ty tư nhân đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao như miễn thuế, giảm thuế … Nước này cũng đặc biệt chú trọng đến phát triển công nghệ sinh học và công nghệ nano nhằm đưa Malaysia trở thành một nước công nghiệp công nghệ cao vào năm 2020. Đối với Việt Nam, các công nghệ cao như công nghệ sinh học hay công nghệ nano vẫn đang là những lĩnh vực mới, chưa có

hội để tiếp cận những công nghệ này thông qua sự di chuyển nhân lực chất lượng cao trong AEC, người lao động sẽ có động lực để tăng cường học hỏi, trau dồi chuyên môn, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nước thành viên.

2.4.1.2. Tác động tiêu cực

Thứ nhất, chảy máu chất xám. Do sự chênh lệch về mức sống, thu nhập và

điều kiện làm việc mà rất nhiều lao động sau thời gian hết hợp đồng đã ký gia hạn ở lại làm việc lâu dài tại các nước. Đặc biệt, số lao động có tay nghề cao hay du học sinh vừa học vừa làm, theo khảo sát của Cục Việc làm, có đến trên 80% số lao động trả lời không muốn về Việt Nam làm việc. Như vậy, di chuyển lao động đã góp phần đưa nguồn lao động chất lượng cao đi nơi khác thay vì đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước.

Thứ hai, tổn thất xã hội. Mức lương trung bình khi làm việc ở các nước

ASEAN rất thấp, chỉ cao hơn mức lương làm việc trong nước nhưng thấp hơn nhiều so với mức lương được trả ở các nước Đông Bắc Á trong khi họ phải mất khá nhiều các chi phí để có thể đi làm việc tại đây. Vì vậy, mức tích lũy trong thời hạn hợp đồng là khá nhỏ (khoảng 51 triệu đồng/người) so với mức tích lũy bình quân của người lao động làm việc đủ 3 năm ở Nhật Bản là 312 triệu đồng/người, ở Hàn Quốc là 243 triệu đồng/người và ở Đài Loan là 145 triệu đồng/người. Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam ở các nước ASEAN cũng không được bảo vệ, họ rất dễ bị tổn thương do chủ yếu làm các công việc 3D hoặc ở khu vực không chính thức. Một rủi ro khác mà người lao động Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt khi sang làm việc ở các nước ASEAN là tình hình chính trị - xã hội ở nhiều nước trong khu vực kém ổn định như Thái Lan, Indonesia, Campuchia… Điều này làm cho người lao động có thể gặp phải rủi ro mất việc, phải trở về nước trước thời hạn, nguy hiểm đến tính mạng…

2.4.2.Đối với dòng di chuyển lao động từ các nước ASEAN sang Việt Nam

2.4.2.1. Tác động tích cực

Thứ nhất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tác động lớn nhất của dòng lao động

trong nước chưa đủ. Ngay cả khi những lao động này được vào làm việc trong các doanh nghiệp FDI ở các vị trí mà người Việt Nam có thể làm được thì về bản chất vẫn không ảnh hưởng tới tình trạng việc làm có sẵn trên thị trường lao động. Thêm vào đó, họ còn tạo ra nhiều GDP theo mức sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo quy luật thị trường, những người nước ngoài làm việc ở Việt Nam sẽ nâng cao năng suất lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp sử dụng.

Thứ hai, nâng cao trình độ sản xuất. Những lao động nước ngoài có trình độ

chuyên môn cao được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu khi làm việc ở Việt Nam còn hỗ trợ lao động nước ta cùng làm việc tiếp xúc với một tri thức mới, cung cách làm việc mới. Họ tạo sự cạnh tranh để lao động Việt phải nâng cao trình độ của mình. Hơn nữa, ngoài đào tạo những kỹ thuật thông thường, họ còn đào tạo cho chúng ta một lực lượng các nhà quản lý bài bản và chuyên môn cao. Lao động chuyên gia có kỹ thuật cao từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh đã tích lũy và phát triển nhiều năm bằng những khoản chi phí vừa phải

Thứ ba, thúc đẩy hình thành một cộng đồng chính trị - kinh tế - xã hội chung trong khu vực; tạo điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn

nhau giữa các nước, sự tiếp thu những thành tựu của văn hóa nhân loại, những phong tục tập quán phong phú, cùng nhau phát triển

2.4.2.2. Tác động tiêu cực

Thứ nhất, di chuyển lao động tạo áp lực cho những người lao động bản địa.

Hiện nay, các nước ASEAN đã cùng ký kết công nhận ra đời Cộng đồng kinh tế ASEAN. Theo đó, tự do hóa lao động đang bắt đầu được đặt ra mà trước hết là ở lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật cao.

Trong khi đó, năng suất lao động của người lao động Việt Nam rất thấp. CIEM nhận định: "Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp và tăng chậm, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực có năng suất thấp, phương tiện sản xuất chậm đổi mới, chất lượng lao động thấp và môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh".

Giữa các quốc gia trong khu vực, năng suất người Việt Nam bằng 1/18 lần người Singapore, bằng 1/6,6 lần người Malaysia, 1/2,7 lần người Thái Lan và 1/1,8 lần người Philippines và Indonesia. Người ta cho rằng, nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng lao động như vậy thì đến năm 2038, Việt Nam mới bắt kịp Philippines và sau 50 năm nữa mới bắt kịp Singapore bây giờ.

Đơn vị: lần

Hình 2.11. So sánh năng suất lao động của Việt Nam với các nước ASEAN năm 2015

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư (2015)

Nếu xem xét về năng suất của người lao động trong các ngành nghề, người Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình trong tất cả các ngành. Năng suất lao động cao nhất ở ngành tài chính, bảo hiểm, bất động sản và dịch vụ kinh doanh là 16.9 lần so với ngành nông nghiệp nhưng lao động di chuyển trong ngành này lại rất ít. Lao động xuất khẩu của Việt Nam tập trung trong những ngành như công nghiệp chế biến, xây dựng. vận chuyển hàng hóa... thì lại có năng suất không cao (chỉ lớn hơn Campuchia và thậm chí còn thấp hơn Lào)

Thêm vào đó, kết quả một cuộc khảo sát khác được tiến hành bởi HSBC vào cuối tháng 12/2016 cũng cho thấy, Việt Nam được coi là quốc gia hấp dẫn nhất ở châu Á cho người nước ngoài. Khoảng 68% của 22.000 người tham gia cuộc khảo sát việc làm tại Việt Nam – những lao động nước ngoài đến từ khắp nơi trên Thế

giới – cho biết họ có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn khi làm việc tại Việt Nam. Vì lẽ

đó, công việc của những người Việt Nam sẽ chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn khi ngày càng nhiều lao động ASEAN nhập khẩu vào làm việc. Những người lao động từ

0 5 10 15 20

Myamar, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan có thể sẽ tràn sang Việt Nam ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhất là những khu vực cần lao động có chuyên môn và trả lương cao. Điều đó có nghĩa người lao động Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn ngay trên đất nước mình.

Thứ hai, di chuyển lao động nội khối có tác động tiêu cực tới tình hình an ninh, trật tự và chính trị tại Việt Nam. Trong ASEAN, Việt Nam là một trong những

nước có nền chính trị ổn định nhất trong khi nhiều nước trong khu vực có nền chính trị - xã hội nhiều bất ổn. Đây cũng là động lực để người lao động ở các nước này tràn sang Việt Nam gây áp lực đối với nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều tội phạm trà trộn theo dòng di chuyển lao động vào Việt Nam gây mất trật tự trị an. Số lượng người với cách sống, văn hóa khác nhau tạo ra nhiều khác biệt trong xã hội. Nhất là rất nhiều người ASEAN theo đạo Hồi là đạo giáo khác với tôn giáo thường thấy ở Việt Nam. Xung đột về văn hóa cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra các loại hình tội phạm. Những người lao động nhập cư mang theo những văn hóa tốt cũng như xấu vào nước nhận lao động gây ra những bất đồng giữa các nhóm người. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có những chính sách quản lý người lao động nước ngoài một cách chặt chẽ, những thể chế chống phân biệt đối xử cũng sẽ làm phát sinh những mâu thuẫn giữa người bản địa và lao động nhập cư.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập cuối năm 2015 đã tạo những bước tiến mới cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững của nền kinh tế các quốc gia trong khu vực, trong đó, sự đổi mới đáng ghi nhận phải kể đến việc tạo dòng chảy tự do di chuyển lao động giữa các nước. Cùng với những chính sách, thỏa thuận và thừa nhận lẫn nhau liên quan đến lao động đã bắt đầu dần được thực thi, dòng di chuyển lao động nội khối ASEAN đang diễn ra ngày càng sôi động, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển và đang có nhu cầu lao động chất lượng cao như: Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan...Tuy nhiên, dòng chảy lao động này có những sự phân hóa rõ rệt liên quan đến các nước đưa lao động chủ yếu đến từ Indonesia và Philippines, trình độ và năng suất lao động còn rất thấp, do đó, tỷ lệ lao động chất lượng cao cung cấp cho thị trường còn hạn chế và khoảng cách thu nhập cũng gia tăng.

Về tình hình di chuyển dòng lao động, có hai dòng di chuyển từ Việt Nam đi các nước ASEAN và từ các nước ASEAN đến Việt Nam. Tuy nhiên, chủ yếu Việt Nam là nước gửi lao động. Mặc dù là một quốc gia đang trong tình trạng "dân số vàng" với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trên 50%, tuy nhiên, dòng di chuyển lao động nội khối của Việt Nam luôn ở mức thấp trong khu vực và đang có xu hướng giảm mạnh xuống còn hơn 1% tổng lao động xuất khẩu. Thêm vào đó, cơ cấu dòng di chuyển có sự phân hóa rõ rệt giữa giới tính, trình độ và năng suất lao động, đa phần lao động di chuyển là lao động phổ thông và bán lành nghề, sự khác biệt này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình tự do hóa di chuyển lao động lành nghề trong AEC.

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)