Bất bình đẳng giữa các ngành nghề và lao động có trình độ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 86 - 87)

nhau

Theo thống kê năm 2016, tỷ lệ người lao động chuyển từ việc làm không yêu cầu trình độ sang việc làm yêu cầu trình độ cao là 24% tổng số lao động Việt Nam,

tăng 7% so với năm 2015 (Nguyễn Việt Cường, 2017). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục đào tạo, giai đoạn 2010 - 2014 trước thềm AEC, hồ sơ nộp vào các trường đại học hàng năm có sự phân hóa ngành học rõ rệt. Theo đó, một số ngành có liên quan đến 8 ngành nghề các thành viên thừa nhận trong tự do di chuyển lao động cũng có sự gia tăng đột biến như: Kế toán - Kiểm toán, Y học, Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài...Điều này chứng tỏ Hiệp định di chuyển thể nhân (MNP) có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hướng nghiệp và thay đổi trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Việt Nam những năm qua. (Phụ lục 11)

Sự phân hóa ngành nghề đào tạo định hướng xuất khẩu lao động cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lao động Việt Nam khi có hiện tượng thừa - thiếu lao động ở các ngành nghề. Chưa kể với mục tiêu hướng đến lao động có tay nghề cao, Nhà nước đã đề ra những chính sách đãi ngộ người tài thông qua việc tạo điều kiện làm việc cho nguồn lao động chất lượng cao, có sự chênh lệch rõ rệt trong thu nhập giữa những lao động có trình độ khác nhau. Điều này sẽ gây ra bất bình đẳng trong thu nhập giữa người lao động, gây cản trở sự phát triển kinh tế đất nước.

Việc ưu tiên di chuyển tự do lao động có tay nghề vừa là mặt tích cực của AEC khi kích thích người lao động trau dồi, nâng cao tay nghề, vừa là mặt hạn chế khi tạo áp lực cho cơ quan quản lý dòng di chuyển lao động không có tay nghề hay tay nghề yếu kém bởi lực lượng này thường xuyên có hiện tượng xuất khẩu lao động hay vượt biên trái phép. Đồng thời, làm gia tăng lượng việc làm bị tổn thương. Việc làm tổn thương ở đây không chỉ bao gồm những việc làm gây tổn hại đến sức khoẻ, tâm sinh lý của người lao động mà còn là những việc làm có chất lượng thấp, giá trị thấp. Người lao động dễ bị đối xử thiếu tôn trọng, không được đáp ứng đầy đủ các quyền lợi chính đáng của mình, đồng thời phải làm việc trong môi trường thiếu sự an toàn và dễ bị ảnh hưởng đến chất lượng sức khoẻ, tâm lực, trí lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam (1) (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)