Các quy định về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 26 - 28)

6. Bố cục của luận văn

1.2.5. Các quy định về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí

Công ước CLTAP năm 1979 là một trong những quy định pháp lý đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường nước, đất và không khí. Công ước này đã đưa ra các các tiêu chí cần đạt được trong việc bảo vệ môi trường nước, đất và không khí như:

- Tính dự báo, cảnh báo: Môi trường nước, đất và không khí mang tính bao trùm, và ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí biến đổi khó lường do vậy việc dự báo chính xác sự biến đổi của môi trường nước, đất và không khí và cảnh báo những tác động do ô nhiễm môi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Việc xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí cần đảm bảo tính cảnh báo và dự báo sẽ là cơ sở để các quốc gia, các tổ chức,

các cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân chủ động hơn trong phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí, giảm thiểu được những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

- Tính phòng ngừa được rủi ro phát sinh: Do ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí mang tính bao trùm nên khi thiệt hại xảy ra thường với phạm vi và quy mô rất lớn. Ví dụ: rò rỉ chất phóng xạ hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima đã làm chất phóng xạ lan ra phạm vi rộng hàng chục km xung quanh nhà máy, thậm chí là hàng trăm km. Giải pháp tốt nhất để hạn chế, ngăn chặn, giảm thiểu được những thiệt hại này là phòng ngừa tại nguồn (phòng ngừa trước khi ô nhiễm môi trường không khí xảy ra) có vai trò đặc biệt quan trọng. Do vậy, điều chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí cần hướng tới những quy định đồng bộ về phòng trước, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường không khí, phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

- Tính nhanh chóng, kịp thời: Ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí thường diễn ra rất nhanh trên quy mô và phạm vi lớn do vậy nếu không có sự nhanh chóng trong ngăn chặn nguồn thải gây ô nhiễm thì phạm vi ô nhiễm sẽ gia tăng. Mặt khác chính do tính khuếch tán nhanh của môi trường không khí, nhiều chủ thể đã lợi dụng điều này để chuộc lợi cá nhân nhằm tránh không bị phát hiện. Ví dụ: xả khí thải ô nhiễm chui vào ban đêm đến sáng thì không còn ô nhiễm nữa. Do vậy điều chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí cần theo hướng phát huy tính nhanh chóng, kịp thời của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ nguồn thải trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường, phát hiện ô nhiễm môi trường, ngăn chặn ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cũng như các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chủ nguồn thải. Sự nhanh chóng kịp thời này sẽ góp phần rất lớn hạn chế rủi ro, thiệt hại xảy ra.

- Tính cộng đồng trách nhiệm: Như chúng ta biết môi trường nước, đất và không khí mang tính bao trùm, mặc dù có giá trị lớn trong đảm bảo sự sinh tồn của con người và sinh vật. Hơn nữa, môi trường nước, đất và không khí không phải thuộc sở hữu của riêng một ai mà là của mọi người, các cộng đồng dân cư, các quốc

gia và cả nhân loại. Do vậy cả cộng đồng hay nói cách khác là tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước, đất và không khí.

- Tính liên kết hợp tác vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế: Trái đất là ngôi nhà chung của tất cả các quốc gia và ngôi nhà này được bao bọc, bảo vệ bởi bầu khí quyển trái đất, môi trường không khí. Do vậy, ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí ở một quốc gia có thể lan sang làm ô nhiễm môi trường không khí của quốc gia khác, hay một quốc gia không có hành vi làm ô nhiễm môi trường nhưng môi trường không khí vẫn bị ô nhiễm, không phân biệt quốc gia, khoảng cách địa lý, tài nguyên, dân số,… hay không, nên một quốc gia bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí xảy ra thường ảnh hưởng rất lớn đến con người, sinh vật và hệ sinh thái tự nhiên gây mất cân bằng hệ sinh thái, vấn đề này mang tính toàn cầu, rất phức tạp, một quốc gia không thể có đủ khả năng về công nghệ, tài chính, kinh nghiệm để tự giải quyết được. Hơn nữa, nếu có giải quyết được thì cũng không thể triệt để nếu không có sự tham gia, hợp tác của nước khác. Vì vậy, công ước yêu cầu cần sự chung tay của tất cả các quốc gia để bảo vệ môi trường nước, đất và không khí.

Tuyên bố về môi trường và phát triển năm 1992 tại Rio de Janeiro, Braxin

cũng được xem là một trong những tuyên bố mang tính pháp lý về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí. Tuyên bố đã nêu ra những nguyên tắc bảo đảm môi trường sống để bảo vệ môi trường nước, đất và không khí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)