6. Bố cục của luận văn
1.2.11. Các chế tài do vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Để đưa ra chế tài nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và đối phó với các tội phạm môi trường (TPMT), các quốc gia trên thế giới đã tham gia các Điều ước quốc tế về môi trường như Công ước Stockholm, Nghị định thư Cartagena, Công ước CITES, Công ước CITES… Tuy nhiên nhìn chung các quy định này chỉ mang tính nền tảng và để pháp luật quốc gia quy định cụ thể, chi tiết.
Theo Điều 4 của Công ước Stockholm: “Việc vận chuyển bất hợp pháp các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác là hành vi phạm tội hình sự… Mỗi bên tham gia Công ước phải có những biện pháp pháp lý, hành chính để thực hiện và làm cho các điều khoản của Công ước này phải được tôn trọng, kể cả những biện pháp thích đáng đề phòng và trấn áp các hành vi trái với Công ước”.
Nghị định thư Cartagena cũng đã nêu: “Mỗi bên tham gia Nghị định thư sẽ thông qua các biện pháp quốc gia thích hợp nhằm ngăn chặn và nếu thích hợp, trừng phạt việc vận chuyển xuyên biên giới các sinh vật biến đổi gen tiến hành trái với các biện pháp quốc gia của bên tham gia Nghị định thư này. Những vận chuyển đó sẽ được coi là vận chuyển xuyên biên giới bất hợp pháp”.
Điều 4 Công ước Basel nêu rõ “việc vận chuyển bất hợp pháp các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác là hành vi vi phạm tội hình sự”. Đây là quy định rất rõ ràng về việc đưa hành vi vận chuyển bất hợp pháp chất thải nguy hiểm vào pháp luật hình sự của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, Công ước cũng yêu cầu các quốc gia “có những biện pháp pháp lý, hành chính và các biện pháp khác cần thiết để thực hiện và làm cho các điều khoản của Công ước này phải được tôn trọng, kể cả những biện pháp thích đáng đề phòng và trấn áp các hành vi trái Công ước”.
Đáng chú ý là điều 8 của công ước Basel quy định rõ về việc trả lại rác, được gọi là nghĩa vụ tái nhập khẩu - đưa rác trở lại quốc gia xuất khẩu, trong trường hợp phế thải nhập khẩu không đúng quy định. Indonesia là một ví dụ cụ thể, người phát ngôn của Cục Hải quan Indonesia, Deni Surjantoro cho biết trong những tháng gần đây, các cơ quan chức năng Indonesia đã thu giữ và gửi trả lại nơi xuất phát khoảng
250 container chứa rác thải nhập khẩu. Theo dữ liệu hải quan Indonesia, 49 container trong số này được thu giữ ở đảo Batam gần Singapore và được gửi lại Mỹ, Đức, Pháp, Hong Kong (Trung Quốc) và Australia. Các container này chứa rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa và các vật liệu nguy hiểm, vi phạm các quy định nhập khẩu. Gần 200 container rác nhập khẩu khác tại thành phố Surabaya lớn thứ hai của Indonesia cũng đã được gửi trả lại Mỹ, Anh và Đức. Trong khi đó, các nhân viên hải quan cũng đang xúc tiến việc "hồi hương" khoảng 150 container và kiểm tra hơn 1.000 container khác do nghi ngờ có chứa vật liệu cấm (Ban Thời sự, 2019,
Indonesia trả lại hàng trăm container rác thải nhập khẩu, vtv.vn).
.1.2.12. Các quy định khác: hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, quan trắc
môi trường v.v.
Quy định hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường được đề cập trong Luật quốc tế về BVMT; các Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)….
Hợp tác quốc tế về môi trường là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) được đề cập trong các Luật BVMT, và là giải pháp quan trọng trong các chiến lược, kế hoạch hành động của mỗi quốc gia về môi trường.
Thời gian qua, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho thành công chung của các hoạt động BVMT của các quốc gia trên thế giới. Mỗi giai đoạn phát triển, hợp tác quốc tế về môi trường có những phạm vi, đặc thù và hình thức khác nhau.
Nội dung hợp tác quốc tế đã đi vào chiều sâu, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lý môi trường như đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lý ô nhiễm hóa chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… Hình thức hợp tác được chuyển đổi từ tiếp nhận viện trợ, sang quan hệ đối tác cùng hợp tác giải quyết vấn đề…