Quan điểm lập pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 39 - 40)

6. Bố cục của luận văn

1.3.4. Quan điểm lập pháp

Quan điểm lập pháp ảnh hưởng tới Việc hoàn thiện pháp luật về môi trường, bởi quyền lập pháp là quyền duy nhất thuộc về Quốc hội. Quốc hội có thể ủy quyền cho các cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội. Tuy nhiên, hoạt động lập pháp không phải là công việc duy nhất của Quốc hội mà có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với hoạt động lập pháp là chỉ ban hành pháp luật xuất phát từ nhu cầu thực tế (có thể là nhu cầu đã có hoặc sẽ có) và phù hợp với thực tế. Điều đó có nghĩa là chương trình làm luật của Quốc hội nhất thiết phải đặt trong mối tương quan với nhu cầu điều hành và quản lý xã hội của Chính phủ về bảo vệ môi trường. Trong quá trình soạn thảo luật, cần sử dụng mô hình phân tích chính sách “từ dưới lên”, theo đó, bất cứ quy định pháp luật hoặc chính sách nào được đưa ra đều phải trải qua công đoạn phân tích các bên có liên quan hoặc phân tích thể chế so sánh. Sử dụng công cụ phân tích này sẽ đảm bảo cho các đạo luật về bảo vệ môi trường (BVMT) được ban hành không phải là sự cấy ghép vụng về ý chí của nhà nước vào lĩnh vực môi trường.

Mặc dù Hiến pháp trao quyền soạn thảo luật cho nhiều chủ thể nhưng trong thực tế hoạt động này chủ yếu được thực hiện bởi Chính phủ. Chính vì vậy, quy trình lập pháp được xác định bao gồm công đoạn Chính phủ và công đoạn Quốc hội, trong đó công đoạn Chính phủ là điều kiện cần, đảm bảo cho một đạo luật có chất lượng tốt. Việc soạn thảo luật là bước khởi đầu nhưng cũng là khâu đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đối với các nhu cầu và đòi hỏi của xã hội. Phần dưới đây sẽ tập trung vào việc tìm kiếm mô hình cho việc soạn thảo luật thuộc công đoạn Chính phủ.

Trong thực tế, giữa pháp luật về bảo vệ môi trường và chính sách có mối quan hệ chặt chẽ và đan xen. Thực vậy, mỗi đạo luật về BVMT được ban hành đều bao hàm trong nó những chính sách nhất định, liên quan đến các mặt của quốc kế dân sinh. Như vậy, xét về bản chất, làm luật về BVMT chính là làm chính sách. Chúng ta không nên biệt lập chính sách và pháp luật theo hướng chính sách là của Nhà nước, do các cơ quan nhà nước ban hành. Pháp luật luôn gắn với các chính sách của

nền hành chính công, bởi vì nhu cầu lập pháp chính là bắt nguồn từ hành pháp. Như vậy, làm luật cũng chính là làm chính sách. Tùy từng trường hợp cụ thể, người làm chính sách phải biết sử dụng một cách hợp lý mô hình chính sách “từ trên xuống” hoặc mô hình “từ dưới lên”.

Tóm lại, Việc hoàn thiện pháp luật về môi trường cần bắt nguồn từ nhu cầu thực tế, đặc biệt là nhu cầu quản lý xã hội về môi trường của Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ là một chủ thể quan trọng trong hoạt động soạn thảo luật về môi trường. Để các dự luật nhanh chóng được thông qua, có tính khả thi và tuổi thọ cao thì đòi hỏi người soạn thảo luật cần áp dụng mô hình “từ dưới lên”. Công cụ phân tích các bên có liên quan và phân tích thể chế so sánh nên được sử dụng để đảm bảo cho tính thực tế của các quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)