Hoàn thiện các quy định về thể chế bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 95 - 99)

6. Bố cục của luận văn

3.2.7. Hoàn thiện các quy định về thể chế bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách được quan tâm bởi các cấp, các ngành và người dân. Do đó cần phải hoàn thiện các quy định về thể chế bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng các văn bản quy định cụ thể thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường và tài nguyên của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng với tầm nhìn dài hạn, do đó dẫn đến tình trạng phải sửa đổi thường xuyên.

Để xây dựng các văn bản quy định cụ thể thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường và tài nguyên Việt Nam cần tiến hành hoàn thiện các nội dung sau:

3.2.7.1. Các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường

Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trước tình hình mới, cần nhanh chóng hoàn thiện chế định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Cần có các quy định pháp lý về phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xác định rõ nội dung của quản lý nhà nước về môi trường, xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa "cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất" về môi trường và "cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành” để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây phức tạp cho cơ sở.

- Phân công trách nhiệm bảo vệ môi trường của các bộ, ngành kinh tế, bởi bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững của các ngành, các cấp.

- Cần có các quy định về tổ chức chuyên môn, chuyên trách về bảo vệ môi trường trong các bộ, ngành. Đây là cơ sở để bảo vệ môi trường ở các cơ quan này.

- Phân cấp rõ ràng trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó quy định rõ thanh tra cấp nào thì được thanh tra vấn đề gì.

Tránh tình trạng nhiều đoàn thanh tra cùng thanh tra về một vấn đề đối với một đối tượng thanh tra, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Theo định hướng đó, Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 142 quy địnhTrách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Điều 143 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp:

Như vậy, có thể thấy, theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, trong thời gian tới vẫn cần ban hành văn bản quy định về việc thành lập tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc các Bộ, ngành hữu quan. Cụ thể, trong thời gian tới Chính phủ cần ban hành Nghị định về thành lập tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Do mức độ liên quan giữa chức năng của các bộ, ngành khác nhau tới công tác bảo vệ môi trường là khác nhau nên không nhất thiết Bộ, ngành nào cũng lập tổ chức chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường trong bộ, ngành của mình. Chính vì vậy, trong Nghị định đã nêu cần quy định rõ những Bộ, ngành cụ thể nào cần phải thành lập tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường, mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức này. Mô hình tổ chức, hoạt động của cơ quan này có thể tham khảo kinh nghiệm tổ chức, hoạt động các Vụ Pháp chế của các Bộ, ngành được thành lập theo quy định tại Nghị định Số: 55/2011/NĐ-CP.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 143 thì Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ “ Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải”. Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan hữu quan cũng cần có văn bản hướng dẫn rõ việc nâng cao năng lực hòa giải tranh chấp về môi trường của đội ngũ cán hòa giải cấp xã (cán bộ chuyên trách hay cán bộ kiêm nhiệm, số lượng cán bộ làm công tác hòa giải tranh chấp về môi trường có quan hệ gì với quy mô, điều kiện đặc thù của mỗi xã).

Thêm vào đó, trong thời gian tới cũng cần có quy định cụ thể về cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho nhà nước khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho các thành phần môi trường thuộc sở hữu của nhà nước mà nhà nước chưa giao cho ai quản lý, sử dụng ổn định lâu dài hoặc các thành phần môi trường không thể phân chia như hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, động vật hoang dã…

3.2.7.2. Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường

Điều 159 quy định trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường:

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở, dự án, công trình thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên địa bàn.

Theo quy định kể trên, thẩm quyền tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trường thuộc về BTN&MT.

Trước đây, hầu hết các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước đều có lực lượng thanh tra chuyên ngành của mình nhằm kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong mỗi ngành. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của từng loại thanh tra chuyên ngành.

Tuy nhiên, kể từ khi Luật Thanh tra 2010 được Quốc hội thông qua tại Luật số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, thì các Bộ, ngành vẫn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng không có tổ chức thanh tra chuyên ngành. Để hoạt động thanh tra chuyên ngành môi trường có hiệu quả nhằm triển khai quy định tại Điều 159 Luật Bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan như Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khác xây dựng Dự thảo Nghị định về tổ chức, nhiệm vụ và

quyền hạn của thanh tra bảo vệ môi trường trình Chính phủ xem xét, ban hành và không trái với các quy định của Luật Thanh tra 2010.

3.2.7.3.Ban hành các nghị quyết liên ngành về phân định thẩm quyền giữa các bộ, ngành hữu quan

Như phần trên đã phân tích, trong thực tế triển khai các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc mâu thuẫn, tranh chấp về thẩm quyền giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành hữu quan là khó tránh. Để giải quyết tình trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể phối hợp với các bộ, ngành hữu quan ban hành các nghị quyết liên ngành để phân định thẩm quyền quản lý nhà nước. Tuy giải pháp này chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng đây là giải pháp hoàn toàn có thể thực thi được trong giai đoạn hiện nay.

3.2.7.4. Tăng cường năng lực cho các cơ quan xử lý tội phạm môi trường

Mặc dù, Bộ luật Hình sự năm 2015 và được sửa, đổi bổ sung tại Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 được thông qua ngày 10 tháng 07 năm 2017 đã bổ sung nhiều tội phạm quan trọng về môi trường nhưng hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về môi trường vẫn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những hạn chế. Thực tế, từ trước tới nay, chúng ta chủ yếu mới chỉ điều tra khởi tố và đưa ra xét xử đối với các hành vi vi phạm thuộc hai tội danh: Hủy hoại rừng (Điều 189BLHS) và tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm (Điều 190BLHS). Trong khi đó, các tội danh khác, mặc dù gây hậu quả rất nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người dân và môi trường xung quanh nhưng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được. Điển hình như vụ Vedan, Nicotex Thanh Thái, Hào Dương và gần đây nhất là vụ Formosa Hà Tĩnh… vấn đề xử lý hình sự đều được đặt ra, song kết quả chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính. Một trong những nguyên nhân của tình trạng kể trên chính là việc các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử chưa có kinh nghiệm và sự chuẩn bị cần thiết đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về môi trường. Chính vì thế, đã đến lúc cần quan tâm tới vấn đề củng cố năng lực điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm và tranh chấp về môi trường.

Chủ thể thực hiện chính là Bộ Tài chính phối hợp với Bộ TN&MT, các Bộ/ngành khác có liên quan nghiên cứu, xây dựng các văn bản các quy định về thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)