6. Bố cục của luận văn
1.3.3. Trình độ, kỹ thuật lập pháp
Ban hành một luật chung hay một luật sửa đổi nhiều luật về vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ xuất phát từ sự phát triển của trình độ kinh tế, mà cần tính đến khả năng này như một giải pháp có tính lâu dài trong quá trình tìm tòi và đổi mới quy trình lập pháp vì mục đích đẩy nhanh tiến độ làm luật và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật.Trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quy trình lập pháp được đề cao và xác định cụ thể. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi chủ thể tham gia vào quy trình lập pháp;
Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phối hợp và gắn kết giữa Chính phủ, các bộ, ngành với các cơ quan trong quá trình hoàn thiện luật, pháp lệnh. Chính sự gắn kết và phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể đã góp phần bảo đảm tiến độ chuẩn bị và chất lượng của các dự án luật, pháp lệnh;
Mặt khác, sự ảnh hưởng của quy trình lập pháp cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như: khả năng sửa đổi, bổ sung những điều khoản cụ thể của văn bản luật, pháp lệnh có liên quan không kịp thời. Ngoài việc phải đưa được vấn đề vào Chương trình thì mỗi Ban soạn thảo được thành lập chỉ để chuẩn bị một dự án luật, pháp lệnh cụ thể.
Sự ảnh hưởng của trình độ, kỹ thuật lập pháp còn thể hiện ở kỹ thuật lập pháp một luật sửa đổi đồng thời nhiều luật. Điều này đã được nhiều nước áp dụng trong quá trình sửa đổi các quy định pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế của các quốc gia. Một luật sửa nhiều luật là cách thức mà cơ quan lập pháp vận dụng để tiến hành sửa đổi đồng thời, cả gói nhiều đạo luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ của các quy phạm ở các đạo luật đó về một loại chủ đề /lĩnh vực và đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia.