Hoàn thiện các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 92 - 95)

6. Bố cục của luận văn

3.2.6. Hoàn thiện các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đòi hỏi nguồn lực rất lớn, do dó hoàn thiện các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Việc xây dựng các văn bản quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường nhằm mục đích khơi dậy nguồn lực sẵn có và huy động các nguồn lực khác để phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường. Để thực hiện được hoàn thiện các quy định này cần:

3.2.6.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường

Hiện nay, Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua tại Luật số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010.

Trong Luật Thuế bảo vệ môi trường đã quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Luật Thuế bảo vệ môi trường chưa quy định cơ quan quản lý và thu thuế, việc sử dụng nguồn thuế thu được phục vụ công tác bảo vệ môi trường..

3.2.6.2. Hoàn thiện các quy định về phí bảo vệ môi trường

Điều 48 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về phí bảo vệ môi trường: 1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.

2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau:

a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;

b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

3. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

4. Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường.

Như vậy theo quy định kể trên, trong thời gian tới, Bộ Tài chính phải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành hữu quan xây dựng Dự thảo Nghị định quy định các loại phí bảo vệ môi trường trình Chính phủ quyết định. Hiện nay, có Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ- CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Như vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan soạn thảo Dự thảo các Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác các tài nguyên khác.

3.2.6.3 Hoàn thiện các quy định pháp luật về ký qũy cải tạo, phục hồi môi trường

Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 8 Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi

trường, và sau đó là Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cải thiện chất lượng môi trường đã được quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015

Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan soạn thảo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác các tài nguyên khác.

3.2.6.4. Hoàn thiện các quy định về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của Chính phủ. Pháp luật bảo vệ môi trường đã quy định việc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường bắt buộc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để triển khai các quy định này, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng Dự thảo Nghị định về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trình Chính phủ xem xét, quyết định. Dự thảo Nghị định cần quy định rõ các nội dung như: các đối tượng phải mua phí bảo hiểm môi trường, mức phí bảo hiểm môi trường, phạm vi bảo hiểm, mức tiền chi trả bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm… v.v.

Chủ thể thực hiện giải pháp này ở cấp Trung ương chính là Bộ Tài chính phối hợp với Bộ TN&MT, các Bộ/ngành khác có liên quan nghiên cứu, xây dựng các văn bản các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường. Qua đó có đủ nguồn lực để bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Bộ/ngành và các cơ quan khác có liên quan.

Nếu thực hiện được tốt giải pháp này thì Việt Nam sẽ có thể ban hành các văn bản quy định cụ thể về nguồn lực bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)