Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 40 - 41)

6. Bố cục của luận văn

1.3.5. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế được xem là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia.Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và tìm chỗ đứng phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế của các quốc gia.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của kinh tế quốc tế nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế của đất nước. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế đất nước ngày càng vững mạnh.

Để cạnh tranh hiệu quả trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, các quốc gia đều chú trọng xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia, trong đó chính sách cạnh tranh về bảo vệ môi trường được xem là bộ phận cốt lõi. Đó là tìm ra các biện pháp và lựa chọn các chính sách phù hợp, đảm bảo tạo dựng một môi trường không ô nhiễm để tạo cơ chế cạnh tranh vận hành có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, tầm quan trọng của Luật Môi trường ngày càng được khẳng định, vấn đề bảo vệ môi trường đều được các doanh nghiệp nghiệp, chủ thể kinh tế quan tâm nắm rõ để triển khai các hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, bên cạnh pháp luật về bảo vệ môi trường cũng có những tác động làm hạn chế quá trình hội nhập quốc tế. Ở một số quốc gia, nhiều đạo luật về BVMT còn có nội dung còn chung chung, đã làm chậm quá trình thực thi luật môi trường vào cuộc sống. Pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đảm bảo tính đồng bộ, do đó nhiều quy định mang tính nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật chưa được thực thi trong thực tiễn.

Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, cần phải sửa đổi, bổ sung và ban hành luật để thay thế dần các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác. Hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc ban hành các văn bản dưới luật, qua đó khắc phục tình trạng cồng kềnh, không đồng bộ của hệ thống pháp luật về môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)