Trình độ, kỹ thuật lập pháp của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 72 - 73)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3. Trình độ, kỹ thuật lập pháp của Việt Nam

Lập pháp là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội nước ta. Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp của Quốc hội là yêu cầu có tính khách quan nhằm đáp ứng những nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Trong thời gian qua, công tác lập pháp của Quốc hội thường xuyên được đổi mới và ngày càng có hiệu quả hơn. Đặc biệt, từ năm 1992 đến nay, hoạt động lập pháp được Quốc hội quan tâm đẩy mạnh trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, và do vậy đã đạt được những kết quả quan trọng. Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã tạo cơ sở pháp lý phục vụ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta theo hướng ngày càng sâu rộng, trọng tâm hướng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Hiện nay, hoạt động lập pháp của Quốc hội cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tuy nhiên, với trình độ, kỹ thuật lập pháp của Việt Nam hiện nay đã ảnh hưởng nhiều đến Việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Một vấn đề đặt ra trong quá trình lập và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về bảo vệ môi trường ở Việt Nam là cần phải xác định ngay tính cần thiết ban hành một dự án luật khi UBTVQH lập và Quốc hội quyết định đưa vào Chương trình. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới hoạt động lập pháp, bảo đảm tính khoa học, chặt chẽ và khả thi, phù hợp với thực tiễn của Chương trình đã được Quốc hội thông qua, tránh tình trạng khi triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về bảo vệ môi trường ở Việt Nam đã được Quốc hội thông qua, cơ quan trình dự án, cơ quan thẩm tra dự án phải tiếp tục chứng minh lại sự cần thiết hay không cần thiết ban hành văn bản mà Quốc hội đã quyết định đưa vào Chương trình.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về bảo vệ môi trường ở Việt Nam là một định hướng quan trọng do Quốc hội quyết định, nó đặt ra mục tiêu, yêu cầu để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan nhà nước hữu quan phấn đấu thực hiện nhằm phúc đáp yêu cầu bức xúc về vấn đề môi trường ở Việt Nam. Việc xây dựng chiến lược hoàn thiện pháp luật môi trường ở Việt Nam gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và trên cơ sở yêu cầu mà thực tiễn môi trường Việt Nam đang đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)