Hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 88 - 92)

6. Bố cục của luận văn

3.2.4. Hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí

Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở nước ta đang ở mức báo động nghiệm trọng. Trong khi đó các quy định về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự chặt chẽ.

Việc hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí sẽ cải thiện môi trường sống, sinh hoạt cho Việt Nam hiện nay và cho các thế hệ tương lai.

Để thực hiện được được điều này, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Hướng dẫn cụ thể Khoản 3 điều 30 Luật Khoáng sản sửa đổi năm 2010 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác khoáng sản theo quy định của Chính phủ (do Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực nên các quy định của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Khoáng sản cũng không còn hiệu lực, nên việc xác định số tiền ký quỹ đối với từng loại hình khai thác rất khó khăn).

- Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 cho phù hợp với yêu cầu thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Luật Tài nguyên nước được ban hành năm 2012 nên một số quy định của nó không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Vì vậy, cần sửa đổi bổ sung các quy định của Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với yêu cầu thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về Tài nguyên nước được giao. Việc thi hành một số Nghị định của ta đang đứng trước khó khăn: Nghị định phí nước thải: có thể chưa lường trước được hậu quả của tình hình ô nhiễm sẽ mở rộng nhanh và hậu quả ngày càng trầm trọng và sợ dân ta còn nghèo nên chưa mạnh dạn tiếp cận với quan điểm của thế giới về phí nước thải. Trước đây, Bộ Xây dựng chỉ đưa vào giá nước mức phụ thu là 10% để phục vụ cho việc nạo vét của việc thoát nước. Khi xây dựng chính sách phí nước thải sinh hoạt, Bộ tài nguyên và môi trường cũng đưa vào một tỉ lệ rất thấp: Nghị định 80/2014/NĐ-CP về phí nước thải chỉ quy định thu phí nước thải với mức 10% của giá cấp nước, trong khi thế giới thu bằng và lớn hơn cả giá cấp nước, như Mỹ thu bằng 135% giá cấp nước, Pháp thu bằng giá cấp nước.

- Nếu tình trạng thu phí nước thải thấp như thế này thì không thể tạo ra nguồn tài chính để xử lý nước thải sinh hoạt trong khi ngân sách nhà nước của ta lại không thể có đủ để đầu tư cho xây dựng và vận hành cách trạm xử lý nước thải. Điều này sẽ khiến nguồn nước ngày càng trở nên suy thoái.Bên cạnh đó, cần phải kể đến những nhược điểm là: cơ cấu tổ chức của bộ máy tài nguyên nước chưa được hoàn thiện, mạng lưới điều tra cơ bản về tài nguyên nước và môi trường chưa được hoàn chỉnh, chưa thiết lập được đầy đủ cơ sở dữ liệu, tài liệu cơ bản về tài nguyên nước, về sử dụng và ô nhiễm để phục vụ cho hoạt động lập pháp nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này.

- Hiện nay, chúng ta vẫn thực sự thiếu nhiều cán bộ để thực hiện nhiệm vụ quản lý và chống suy thoái tài nguyên nước. Và việc quản lý chưa được gắn bó cũng gây ra lãng phí cho ngân sách nhà nước.

- Chính sách về tài nguyên nước chưa đầy đủ trong khi quản lý tài nguyên nước là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi cần có sự phối kết hợp thực hiện hiệu quả giữa các ngành, các cấp và toàn thể xã hội.

- Nghiên cứu định hướng xây dựng Luật Bảo vệ môi trường biển làm căn cứ quản lý môi trường nước biển ven bờ, trong đó, quy định toàn diện các biện pháp quản lý môi trường biển, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động trên biển trong việc bảo vệ môi trường biển, phân công cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học trên biển v.v.

- Xây dựng và ban hành mới Nghị định về Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Nghị định về Phí bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn.

- Ban hành văn bản quy định việc xử lý các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của sóng vô tuyến đối với sức khỏe cộng đồng. Cho đến nay, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn mới chỉ quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ trong hoạt động y tế và nghiên cứu khoa học. Cần quan tâm nghiên cứu sự tác động của sóng vô tuyến điện đối với sức khỏe con người. Xây dưng các tiêu chuẩn và hoạt động của các cơ sở phát sóng vô tuyến như trạm thu phát sóng rađa, truyền thanh, truyền hình, điện thoại di động,… đưa vào quy định trong các văn bản pháp luật. Do đó, Chính phủ nên ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết vấn đề này. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Bưu chính viễn thông ban hành các Thông tư hướng dẫn và kèm theo đó là các tiêu chuẩn cụ thể đối với điều kiện hoạt động và tiêu chuẩn kiểm soát việc thu phát tín hiệu loại này.

Chủ thể thực hiện giải pháp này ở cấp Trung ương chính là Bộ TN&MT, các Bộ/ngành khác có liên quan nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí.

Để thực hiện được các giải pháp này cần dựa trên cơ sở đề xuất của các Bộ/ngành và các cơ quan khác có liên quan.

Nếu thực hiện được tốt giải pháp này thì Việt Nam sẽ hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí. Qua đó, đảm bảo cho môi trường sinh hoạt, phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội của Việt Nam.

3.2.5. Ban hành các văn bản cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách được quan tâm bởi các cấp, các ngành và người dân. Do đó cần phải ban hành các văn bản cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng các văn bản quy định cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

Một trong những điểm mới căn bản của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là quy định cơ chế để công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường thể hiện tại Điều 131 (Công khai thông tin môi trường):

1. Thông tin môi trường phải được công khai gồm:

a) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

b) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải;

c) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;

d) Các báo cáo về môi trường;

đ) Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.

Các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai.

2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.

3. Cơ quan công khai thông tin môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.

Tuy nhiên, để thực hiện các quy định trên, nhiều nội dung cần phải được hướng dẫn cụ thể. Ví dụ, phương thức công khai cụ thể thế nào (công khai ở đâu, dưới hình thức nào: đăng báo hay công khai trên Internet hay niêm yết công khai tại

trụ sở tổ chức, hay được cung cấp theo yêu cầu), thời điểm công khai, khoảng thời gian công khai là trong bao lâu…

Ngoài ra, có thể nói, các quy định kể trên trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là những quy định rất tiến bộ nhưng không phải tổ chức, cá nhân nào cũng mong tự giác thực hiện các quy định này. Chính vì thế, pháp luật cũng cần quy định cụ thể các biện pháp chế tài xử lý đối với các chủ thể không thực hiện nghĩa vụ công khai hóa các thông tin.

Chủ thể thực hiện giải pháp này ở cấp Trung ương chính là Bộ TN&MT, các Bộ/ngành khác có liên quan nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

Để thực hiện được các giải pháp này cần dựa trên cơ sở đề xuất của các Bộ/ngành và các cơ quan khác có liên quan.

Nếu thực hiện được tốt giải pháp này thì Việt Nam sẽ có thể ban hành các văn bản quy định cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Qua đó đưa thông tin về hoạt động bảo vệ môi trường đến với mọi người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)