Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 77 - 79)

6. Bố cục của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

- Công tác dự báo, nghiên cứu lý luận phục vụ việc xây dựng và hoạch định chính sách và pháp luật chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn.

- Cơ chế xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường còn bất cập. Công tác hệ thống hoá pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục nên không loại bỏ được sự chồng chéo, mâu thuẫn và không còn phù hợp với thực tiễn trong khi các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường lại tản mạn trong nhiều lĩnh vực, thiếu các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách tập trung, hiệu quả; việc sửa đổi, bổ sung chưa thực hiện kịp thời hoặc thực hiện một cách hình thức, mang tính tình thế.

- Năng lực, trình độ và kỹ năng xây dựng pháp luật nói chung cũng như pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bảo vệ môi trường là quan hệ xã hội đòi hỏi pháp luật cần phải đi trước để dự liệu, tạo hành lang pháp lý nhưng khả năng dự báo của các nhà làm luật, để đưa ra các quy định phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường trong thời đại ngày nay chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Bảo vệ môi trường là nội dung liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, liên quan tới sự phát triển bền vững của quốc gia, vì vậy quá trình lập pháp đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải có am hiểu đa ngành, toàn diện.

- Kinh phí để xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật chưa thực sự tương xứng với nhiệm vụ.

- Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được hình thành và phát triển theo cách thức “vừa thiết kế, vừa thi công”, vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm, khái quát thành lý luận, sau đó chắt lọc xây dựng thành đường lối, chính sách, thể chế hóa và thực hiện trên thực tế, sau khi kiểm chứng lại chỉnh sửa, bổ sung đường lối và pháp luật. Các quan hệ kinh tế - xã hội mà pháp luật điều chỉnh đang phát triển, tính ổn định chưa cao.

- Chưa phát huy đầy đủ được vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng văn bản, nhất là cơ quan chủ trì, cơ quan tham gia soạn thảo trong việc chuẩn bị, trình, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo trình thông qua; sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào quá trình chuẩn bị văn bản còn hạn chế.

- Hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật chưa cao và doanh nghiệp dân doanh chưa thực sự coi trọng việc tìm hiểu pháp luật.

Kêt luận Chương 2: Như vậy, Chương 2 đã trình bày về thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Chương 2 đã phân tích những mặt hạn chế của pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế. Đó chính là tiền đề cho việc nghiên cứu và đề ra những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong những năm tới trong Chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)