Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 43 - 44)

6. Bố cục của luận văn

1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc chiếm 22% dân số thế giới, trong khi chỉ có khoảng 7% nước sạch. Tình trạng thiếu nước sạch ngày càng trở nên nghiêm trọng khi nguồn nước tự nhiên đã và đang bị ô nhiễm do tác động của các hoạt động phát triển công nghiệp và đô thị tại Trung Quốc trong 20 năm qua. Thống kê cho thấy, trên 70% nguồn nước các sông, hồ và 50% các đô thị có nước ngầm bị ô nhiễm.

Trước tình hình đó, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT. Pháp luật về BVMT Trung Quốc được quy định tại nhiều đạo luật, trong đó Luật BVMT được xem là “luật khung”, quy định những vấn đề chung, cơ bản, khái quát, còn việc bảo vệ, quản lý 4 thành phần quan trọng của môi trường gồm nước, không khí, chất thải rắn và tiếng ồn được quy định trong các đạo luật mang tính chuyên sâu, trong đó bảo vệ nguồn nước luôn là một ưu tiên trong quá trình phát triển hệ thống pháp luật về môi trường của Trung Quốc. Năm 1984, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật Kiểm soát và Phòng ngừa ô nhiễm nước (WPPCL) (1984) và Luật BVMT Biển (1999). Luật WPPCL đã được sửa đổi lần đầu vào năm 1996, với 23 điều được điều chỉnh, bổ sung. Năm 2008, Luật WPPCL tiếp tục sửa đổi do hậu quả của việc ô nhiễm nước nghiêm trọng trên cả nước và các sự cố về ô nhiễm nguồn nước vẫn xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.

So với Luật WPPCL 1996, Bộ Luật năm 2008 có nội dung bao quát hơn, cấu trúc Luật hoàn chỉnh hơn, có nhiều điểm mới và cơ chế phạt nghiêm khắc hơn. Một số nội dung mới của Luật WPPCL 2008 có thể kể đến:

- Củng cố trách nhiệm BVMT của chính quyền địa phương: chính quyền địa phương phải đưa BVMT nước vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chính quyền sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng nước trong khu vực quản lý tương ứng của mình

- Tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào công tác BVMT: Theo quy định của Luật WPPCL 2008, cộng đồng có quyền yêu cầu tiết lộ thông tin về chất lượng nước quốc gia một cách thống nhất. Bộ BVMT Trung Quốc có trách nhiệm ban hành các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng nước quốc gia để tránh nhầm lẫn và bảo đảm công chúng được cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về chất lượng nước. Luật mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp môi trường

- Cải thiện một số công cụ quản lý: Theo Luật WPPCL 2008, để kiểm soát được hoàn toàn chất lượng nước dòng sông, hồ thì bắt buộc ngay cả các nhà máy đạt tiêu chuẩn cũng phải giảm lượng thải các chất gây ô nhiễm chính. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng phải giảm thiểu và kiểm soát tổng lượng thải các chất gây ô nhiễm nước trong khu vực hành chính và Chính phủ chịu trách nhiệm tương ứng để giảm thiểu và kiểm soát tổng lượng thải các chất trong phạm vi quốc gia. Đối với những nơi có tổng lượng thải các chất gây ô nhiễm nước trên mức quy định, cơ quan BVMT địa phương sẽ phải dừng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với hạng mục công trình nào có thể làm tăng tổng lượng phát thải các chất gây ô nhiễm (Nguyễn Thị Ái Phương, 2014, Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)