Định hướng chung nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 79 - 80)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Định hướng chung nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ mô

trường tại Việt Nam trong những năm tới

Qua việc đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, có thể thấy rằng, yêu cầu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đang trở thành một yêu cầu, đòi hỏi cấp bách hiện nay, nhằm nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật này. Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Việt Nam cần theo định hướng sau:

Một là, thể chế hoá quan điểm, chủ trương phát triển của Đảng, bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm phát triển bền vững đất nước; bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành.

Hai là, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường phải được xây dựng trong mối quan hệ hài hoà với các quy định pháp luật khác, đặc biệt là đối với các quy định pháp luật về tài nguyên.

Ba là, quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm phục hồi môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường. Có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch.

Bốn là, có các quy định để tăng cường năng lực, quyền hạn của cơ quan giám sát tác động môi trường, đặc biệt là chức năng giám sát việc cấp, thu hồi giấy phép vận hành thiết bị công nghệ; hình thành các tổ chức đánh giá môi trường hoạt động độc lập (một hình thức kiểm toán môi trường độc lập).

Năm là, xây dựng và ban hành đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đảm bảo phù hợp với tình hình Việt Nam nhưng không gây rào cản hàng rào kỹ thuật (TBT) khi Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới.

hữu quan, tránh sự chồng chéo như hiện nay. Phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Trung ương với địa phương.

Bảy là, thể chế hoá chính sách sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Tám là, hoàn thiện các quy định về thanh tra về bảo vệ môi trường.

Chín là, thể chế đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam là thành viên, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)