6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế ở Việt Nam
Trình độ kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, từ việc xác định các giá trị chuẩn mực, xây dựng, hoạch định chính sách cho đến các nguồn lực dành cho tổ chức, hiện đại, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc …
Sự phát triển kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng, tác động đến việc hình thành, xây dựng các giá trị về BVMT. Những nơi có trình độ kinh tế phát triển sẽ có điều kiện dành nhiều nguồn lực hơn cho việc xây dựng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc đầu tư các nguồn lực cũng đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tổ chức, điều hành cơ sở linh hoạt, thúc đẩy sự hòa hợp giữa mọi người trong tổ chức, nâng cao hiệu suất, chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính góp phần đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và của nhân dân về bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển.