Hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 80 - 82)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

phương.

Bảy là, thể chế hoá chính sách sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Tám là, hoàn thiện các quy định về thanh tra về bảo vệ môi trường.

Chín là, thể chế đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam là thành viên, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2. Các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam trường ở Việt Nam

3.2.1. Hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường môi trường

Theo kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc thì Việt Nam cần xem xét hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường nhằm tạo điều kiện quan trọng cho việc áp dụng quy định về bảo vệ môi trường đạt kết quả cao trong quá trình thực hiện.

Việc hoàn thiện các quy chuẩn này sẽ tăng cường công tác kiện toàn pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thông qua việc thực hiện và hoàn thiện pháp luật về BVMT sẽ tạo tiền đề cho quá trình áp dụng của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường là một trong những công cụ quản lý quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn thời gian của công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Khi ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cần xuất phát từ điều kiện kinh tế, hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật và mặt bằng công nghệ. Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường được xây dựng phải gắn liền với các điều kiện về đảm bảo sức khoẻ nhân dân, an toàn xã hội cũng như sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái, giống loài v.v... Bên cạnh đó, tiêu chuẩn môi trường thể hiện sự sẵn sàng của một quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia quá trình toàn cầu hoá.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Số: 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường có đặc trưng cơ bản là vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính pháp lý, do vậy, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường phải đạt được các yêu cầu:

(1) Đáp ứng được các mục tiêu và bảo đảm yêu cầu bảo vệ, duy trì sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; (2) Ban hành kịp thời, có tính khả thi và phù hợp mức độ phát triển kinh tế-xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế; (3) Có tính đến đặc thù của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, dịch vụ.

Ngày 30 tháng 08 năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định về việc ban hành kế hoạch xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường giai đoạn 2019-2020 theo định hướng hội nhập quốc tế.

Trong thời gian tới, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cần được hoàn thiện theo các định hướng sau:

- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường phải được xây dựng theo nguyên tắc chung là phải phù hợp với trình độ phát triển, trình độ dân trí, phù hợp với hiện trạng nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước về môi trường và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

- Cần có các quy định khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn môi trường của các nước trên thế giới vào Việt Nam cũng như áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế hiện đại.

- Rà soát, xây dựng dự thảo 11 tiêu chuẩn về phương pháp phân tích để cập nhật, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với trình độ khoa học công nghệ hiện nay ở trong nước và quốc tế.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường mới (chất lượng nước biển xa bờ, chất lượng trầm tích, ô nhiễm mùi…), phù hợp với các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đồng thời định kỳ rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường đã

ban hành để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp; nghiên cứu, xem xét, bãi bỏ các quy chuẩn không phù hợp.

Chủ thể thực hiện giải pháp này ở cấp trung ương chính là Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Tổng cục Môi trường cần tăng cường phối hợp với các Bộ liên quan để rà soát, phát hiện các QCVN chưa phù hợp đề đề xuất điều chỉnh, về lâu dài cần nghiên cứu để thay đổi phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Để thực hiện được giải pháp này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục nghiên cứu thêm về tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để xem xét áp dụng tại Việt Nam, kịp thời cập nhật, phù hợp với quy định chung quốc tế và thực tế áp dụng tại Việt Nam; phải nghiên cứu, rà soát và sớm ban hành thêm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các loại hình sản xuất đặc thù. Bên cạnh đó, để tiêu chuẩn, tăng cường công tác phổ biến và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho các đối tượng có liên quan để các quy chuẩn được áp dụng trong thực tế.

Nếu thực hiện được tốt giải pháp này thì Việt Nam sẽ hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường mới để tạo điều kiện áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường trong thực tế đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)