Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải, nhất là các chất thải ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 85 - 88)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3. Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải, nhất là các chất thải ở

khu đô thị và khu công nghiệp

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được ban hành đã tạo ra những thay đổi tích cực trong quan điểm BVMT bằng pháp luật của Nhà nước. Luật đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường (ONMT), góp phần đảm bảo phát triển bền vững tại Việt Nam. Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có một mục riêng về quản lý chất thải (QLCT), trong đó quy định trách nhiệm của từng chủ thể trong QLCT và những yêu cầu đặc thù trong QLCT thông thường hay chất thải ở khu đô thị và khu công nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, trước những yêu cầu mới của QLCT và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhóm quy định về QLCT trong Luật BVMT đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, cần sớm được hoàn thiện.

Việc hoàn thiện các quy định về về quản lý chất thải, nhất là các chất thải ở khu đô thị và khu công nghiệp bảo vệ môi trường sống, sản xuất ở các khu đô thị và đặc biệt tại các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững.

Trong tình hình hiện này, các quy định về quản lý chất thải, nhất là chất thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp cần đặc biệt được ưu tiên, hoàn thiện. Nhất là ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu trong Nghị định số: 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, trong đó có các việc cụ thể sau:

- Bộ TNMT sớm hoàn thiện Đề án quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy phạm về các công trình xử lý chất thải rắn; Hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quản lý chất thải rắn, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng mô hình tổ chức và các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức thanh tra môi trường và thanh tra xây dựng các cấp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát huy hiệu quả phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp;

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính, giá dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn, ... nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu chất thải, xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải, cơ khí chế tạo thiết bị vận tải, công nghệ xử lý chuyên dùng trong lĩnh vực chất thải rắn; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây

dựng để xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải.

- Bộ Công thương sớm hoàn thiện Đề án hạn chế và giảm dần việc sử dụng hóa chất độc hại, các bao bì làm từ các loại vật liệu khó phân hủy trong công nghiệp, thay thế bằng các nguyên, vật liệu thân thiện môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

- Bộ TNMT phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả tình hình thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn y tế, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung; Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn y tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Ngoài việc thực hiện các công việc kể trên, trong thời gian tới, các nội dung sau đây trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cần được tập trung hướng dẫn:

Thứ nhất, thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định:

1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

2. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi quy định. 3. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ.

4. Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện quy định này, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ trì xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ trong đó nêu rõ danh mục các loại sản phẩm thuộc diện điều chỉnh của Quy chế và quy trình thu gom, xử lý các sản phẩm ấy.

Thứ hai, ban hành các quy định hướng dẫn việc quản lý chất thải thông thường:

- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, thu hồi năng lượng, xử lý chất thải rắn thông thường tại Điều 97 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng yêu cầu của Điều 96 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Chủ thể thực hiện giải pháp này ở cấp Trung ương chính là Bộ TN&MT, các Bộ/ngành khác có liên quan nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải.

Để thực hiện được các giải pháp này cần dựa trên cơ sở đề xuất của các Bộ/ngành và các cơ quan khác có liên quan.

Nếu thực hiện được tốt giải pháp này thì Việt Nam sẽ hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải, nhất là các chất thải ở khu đô thị và khu công nghiệp. Qua đó, đảm bảo việc bảo vệ môi trường tại các khu đô thị và khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)