Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN từ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 31 - 35)

Bảng 1.1. Những quốc gia dẫn đầu về chính phủ điện tử 2020

1.4.1.1. Kinh nghiệm từ Đan Mạch

Đan Mạch nởi tiếng là quốc gia có mức độ tham nhũng ít nhất trên thế giới hiện nay. Nhưng khơng chỉ thế, quốc gia Bắc Âu này còn đứng đầu thế giới về chính phủ điện tử theo xếp hạng thường niên của Liên Hợp quốc năm 2018 và 2020. Và dường như có sự liên quan giữa hai điều này. Ơng Adam Lebech - Phó Tởng Giám đốc Cục Số hóa Đan Mạch giải thích rằng: “Chính phủ điện tử tạo ra sự minh bạch và làm giảm tham nhũng”.

Thành quả này có được là cả quá trình chủn đởi hoạt động của chính phủ sang mơ hình quản trị, truyền thơng và dịch vụ cơng số trong hơn 20 năm qua. Cụ thể của quá trình chủn đởi đó là, quy định tài khoản bắt buộc của công dân đối với các khoản thanh tốn từ chính quyền (NemKonto); giải pháp xác thực điện tử an tồn (NemID), mỡi người đều có một phương tiện nhận dạng cá nhân và xác thực trực tuyến an tồn; thiết lập một số cởng thông tin phổ biến như dữ liệu sức khỏe cá nhân (sundhed.dk), một điểm truy cập duy nhất vào tất cả các dịch vụ công (borger.dk) và cổng dịch vụ công dành riêng cho các doanh nghiệp (virk.dk). Các công cụ và tài liệu học tập kỹ thuật số dành cho mọi người được phổ biến rộng khắp; nhiều dữ liệu cơ bản của khu vực cơng là trực tuyến và truy cập miễn phí.

Công dân Đan Mạch bắt buộc phải đăng ký thư điện tử, ngồi 9% người lớn t̉i, 91% cơng dân trưởng thành cịn lại đều có địa chỉ thư điện tử. Với mức độ sử dụng internet cao khi 97% dân số trong độ t̉i 16-74 có thể truy cập tại nhà, tỉ lệ tương tác trực tuyến với các cơ quan chức năng lên đến 89% dân số [6].

Quốc gia có diện tích nhỏ nhất trong khối Bắc Âu có dân số 5,7 triệu người, tương đương dân số của thủ đô Hà Nội. Không chỉ làm mê đắm lòng người với những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp, Đan Mạch còn xã hội

hơn cả các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, khi có hệ thống phúc lợi xã hội vơ cùng tốt.

Khu vực cơng được người dân tín nhiệm, khi 83% dân số tin tưởng ở chính phủ trong việc xử lý các dữ liệu của họ. Gồm 5 vùng và 98 thành phố tự trị, họ phi tập trung hóa khu vực cơng, điều này mang lại tính chủ động cao.

Đứng đầu thế giới về chính phủ điện tử, các nền tảng tương tác cơng dân của chính phủ đều làm hài lịng đại đa số cơng dân sử dụng, với tỉ lệ hài lòng lên hơn 80-90%. Đại diện Liên Hiệp quốc cho rằng một trong những sáng tạo chính từ quốc gia này là cách tiếp cận “số hóa đầu tiên” khi việc tương tác điện tử là bắt buộc. Tính thân thiện với người dùng và đơn giản của khu vực điện tử cũng là ưu điểm mà quốc gia tạo ra được [6].

Công dân Đan Mạch sử dụng ID kỹ thuật số (NemID) để tương tác với chính phủ, ngân hàng và khu vực tư nhân trên một loạt dịch vụ. Cơng dân có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng, lấy tờ khai thuế từ một cổng thông tin của chính phủ và thậm chí lên lịch cuộc hẹn với thợ làm tóc của họ, tất cả chỉ bằng cách đăng nhập bằng ID.

Nước này cũng đã ra mắt Digital Post, một hộp thư kỹ thuật số, do chính phủ cung cấp, nơi cơng dân nhận được thông tin liên lạc từ nhà nước. Ngày nay, hơn 90% cơng dân từ 15 t̉i trở lên có hộp thư kỹ thuật số cá nhân và sử dụng nó để liên lạc với các cơ quan cơng cộng - cắt giảm chi phí trên tồn bộ khu vực cơng [6].

Bí quyết thành cơng của chính phủ điện tử, theo Adam Lebech, là hệ thống backoffice hỡ trợ tuyệt hảo tích hợp cho những dịch vụ công. “Phải làm suy nghĩ về việc sử dụng dữ liệu như thế nào”, ơng giải thích, “như lý thuyết về tảng băng, cần đầu tư rất nhiều cho backoffice” [6].

Tiết giảm 99% chi phí, Digital Post là một điển hình cho tính hiệu quả về kinh tế của chính phủ điện tử. Tính hiệu quả cũng được chứng minh khi chỉ có 2% trong số 4,8 triệu cơng dân từ 15 t̉i trở lên có hộp thư số với Digital Post

không đọc thư. Điều thú vị là những người trẻ trong độ tuổi 15-17 chiếm 1/5 số lượng những người không đọc thư này [6]. Trong những năm qua, một lượng lớn thư điện tử đã được chính quyền trung ương, vùng và thành phố gửi đến công dân.

Liên tục cải tiến, chính phủ Đan Mạch chứng tỏ họ xứng đáng với vị trí dẫn đầu nhiều năm liền. Tháng 10 năm 2018, sau khi bảng xếp hạng chính phủ điện tử thế giới được công bố, Đan Mạch phát hành chiến lược mới về chính phủ điện tử. Họ đặt trọng tâm cải cách vào 3 lĩnh vực.

Trong khi suy nghĩ “ai sử dụng dữ liệu và dữ liệu dùng cho mục đích gì, chúng tơi muốn tăng tính minh bạch”, ơng Adam Lebech giải thích. Đờng thời, họ muốn phát triển dịch vụ số cho công dân và cả doanh nghiệp, cũng như sử dụng trí thơng minh nhân tạo để nâng cao công nghệ và giải pháp phúc lợi kỹ thuật số, tức là học hỏi từ những sai lầm như cách mà Google đã làm [6].

Đặt mục tiêu đạt đến độ tin cậy lên đến 90%, chính phủ kỳ vọng cơng dân số của họ sẽ thoải mái sử dụng điện thoại thông minh cho nhiều chức năng hơn là việc thanh toán như hiện tại.

“Khu vực công tương lai lấy công dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn và mang tính cá nhân nhiều hơn”, vị quản lý có gần 2 thập niên gắn bó với việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thơng cho chính phủ Đan Mạch đầy tin tưởng [6].

1.4.1.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia rất thành công trong việc xây dựng Chính phủ điện tử. Từ năm 2004 đến nay, Hàn Quốc ln nằm trong nhóm 10 nước phát triển nhất về Chính phủ điện tử. Hàn Quốc đã triển khai rất bài bản ngay từ đầu, từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính phủ điện tử. Chính

phủ Hàn Quốc đã thiết kế nhiều chương trình để hỡ trợ phát triển 3 yếu tố cơ bản là: công nghệ, ng̀n nhân lực và các tiêu chuẩn Chính phủ điện tử.

Đối với doanh nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống Chính phủ vì doanh nghiệp, cổng dịch vụ một cửa dành cho doanh nghiệp: u-Trade Hub, dịch vụ hải quan điện tử, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp một lần…

Đối với người dân, Hàn Quốc chú trọng vào xây dựng một hệ thống thông tin quốc gia tạo thành một cơ sở dữ liệu nền tảng và hình thành thói quen tra cứu thơng tin liên quan đến Chính phủ qua mạng. Từ năm 1995, các dịch vụ hành chính cơng của Chính phủ Hàn Quốc đã được đưa dần lên mạng internet, tập cho người dân thói quen làm việc theo các cơ chế “một cửa” và phong cách làm việc không giấy tờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN từ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 31 - 35)