1.4.2.1. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hờ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trong cả nước xây dựng “Một cửa điện tử” từ những năm 2005. Hệ thống “Một cửa điện tử” cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ cấp phép. Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất hiện nay là điện thoại để được trả lời tự động về tình trạng hờ sơ bằng điện thoại, tin nhắn qua “Một cửa điện tử”. “Một cửa điện tử” là công cụ hữu hiệu để người dân và lãnh đạo giám sát các dịch vụ công. Ngồi việc truy cập trang thơng tin điện tử và sử dụng điện thoại qua hệ thống một cửa điện tử người dân có thể tra cứu thơng tin trực tiếp tại các quận huyện, sở ngành qua các hệ thống mã vạch hoặc kiosk với màn hình cảm ứng. Như vậy người dân được cung cấp thông tin ở mọi nơi, 24/7 và không phụ thuộc vào tinh thần làm việc hay thái độ của công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Tiếp nối với các thành cơng trong q trình ứng dụng hóa cơng nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và nâng cao chất lượng
cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến nói riêng, năm 2016, UBND thành phố Hờ Chí Minh đã ban hành Chương trình phát triển cơng nghệ thông tin – truyền thông giai đoạn 2016-2020. Điểm nhấn của chương trình chính là thành phố phấn đấu cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến nằm trong danh mục nhóm các dịch vụ cơng được ưu tiên sẽ được cung cấp đến người dân, doanh nghiệp ở mức độ 3, 4.
Thành phố Hờ Chí Minh là đơn vị đi đầu trong cấp phép trực tuyến. Cấp giấy phép qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phịng đại diện. Hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có trên 50% doanh nghiệp đăng ký trực tuyến. Hình thức phục vụ này đã giảm thời gian chờ đợi, đi lại của người dân; giảm được áp lực lên cơ quan cấp phép, giảm áp lực lên giao thông.
1.4.2.2. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ cơng trực tuyến ở Bộ Tài Chính
Bộ Tài chính được đánh giá là cơ quan có sự quan tâm đặc biệt vào việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý - điều hành của Bộ. Đặc biệt, Bộ Tài chính là cơ quan dẫn đầu về cung cấp DVCTT trong số các Bộ, Ngành.
Theo đó, hàng năm, Bộ Tài chính đã chi khoảng 1.500 tỷ đồng cho lĩnh vực CNTT, góp phần thực hiện hiệu quả các hoạt động của Bộ trong quản lý thuế, hải quan, chứng khoán, kho bạc [11, tr40] …
Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Ban điều hành Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước nhận định, Bộ Tài chính là một trong những Bộ, ngành cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 nhất.
Theo đó, Bộ Tài chính đã triển khai 372 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số 935 dịch vụ cơng do Bộ cung cấp [11, tr40].
Trong đó, Hải quan cung cấp 73 dịch vụ công mức độ 4, từ năm 2014 đến nay tiếp nhận 17 triệu tờ khai; Thuế cung cấp 7 dịch vụ công mức độ 4 với
lượng hồ sơ khá lớn. Hơn 500.000 doanh nghiệp nộp thuế qua mạng với gần 2 triệu chứng từ [11, tr40].
Như vậy có thể thấy, hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ cơng trực tuyến tại Bộ Tài chính hết sức được quan tâm và có những chỉ đạo sát sao, có kết quả tích cực.