Kiến nghị với UBND quận Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN từ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 70 - 74)

Về việc quy định hiệu lực trở về trước: Luật Ban hành văn bản QPPL hiện hành chỉ quy định văn bản QPPL của các cơ quan Trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước cịn văn bản của chính quyền địa phương thì khơng được quy định hiệu lực trở về trước. Để đảm bảo thực hiện đúng u cầu này thì địi hỏi chính quyền địa phương phải ban hành văn bản kịp thời để đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm của văn bản Trung ương. Tuy nhiên, thực tế rất khó để đảm bảo được điều này bởi nhiều lý do khác nhau như thời gian quá ngắn để thực hiện, quy trình xây dựng văn bản phức tạp, mất nhiều thời gian.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở tình hình thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước về cung ứng dịch vụ hành chính cơng trực tuyến trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, những thành tựu mà quận đã đạt được trong thời gian qua, những hạn chế cịn tờn tại và nguyên nhân, chương 3 của luận văn đưa ra một số quan điểm tăng cường công tác này và các giải pháp.

Các giải pháp được đưa ra trong chương 3 bao gờm hồn thiện thể chế pháp lý; tổ chức, quản lý cung cấp dịch vụ; xây dựng mơ hình, lộ trình triển khai; nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá độc lập về chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính cơng trực tuyến.

Các kiến nghị xuất phát từ thực tiễn triển khai dịch vụ công trực tuyến cũng được tác giả đề cập trong phần nội dung chương này.

KẾT LUẬN

Luận văn “Quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ hành chính cơng trực

tuyến từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” về cơ bản đã

hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu quản lý Nhà nước về cung ứng dịch vụ hành chính cơng trực tuyến, luận văn đã hệ thống lại cơ sở lý thuyết và trình bày tởng quan về hoạt động cung ứng dịch vụ công đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến dưới góc nhìn quản lý hành chính Nhà nước. Bên cạnh các khái niệm cơ bản, các quan điểm, góc nhìn từ nhiều nhà nghiên cứu, tác giả cũng đề cập đến các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước về dịch vụ hành chính cơng trực tuyến, một số bài học kinh nghiệm từ quốc tế và các địa phương khác trong nước. Theo đó, các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quản lý Nhà nước về dịch vụ hành chính cơng trực tuyến bao gồm hạ tầng kỹ thuật – công nghệ thông tin, mơi trường pháp lý, trình độ tin học của cơng chức và các yếu tố kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai chính phủ điện tử của Đan Mạch và Hàn Quốc – hai quốc gia dẫn dầu thế giới về thành công trong xây dựng và triển khai chính phủ điện tử và hai đơn vị là Hờ Chí Minh và Bộ Tài chính cũng được mở xẻ, phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm.

Dựa trên nền tảng lý thuyết đó, luận văn đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về cung ứng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn quận. Ở phần này, luận văn trình bày sơ lược vị trí địa lý, đặc điểm dân cư, văn hóa – xã hội và tình hình kinh tế những năm qua. Sau đó là cơng tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ hành chính cơng trực tuyến tại quận Ngũ Hành Sơn, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ hành chính cơng trực tuyến tại quận Ngũ Hành Sơn, tình hình thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính tại quận, tình hình kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về cung

ứng dịch vụ hành chính cơng trực tuyến tại quận Ngũ Hành Sơn. Riêng về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ hành chính cơng trực tuyến tại quận Ngũ Hành Sơn tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào về các trường hợp này tuy nhiên UBND quận vẫn có những chuẩn bị để người dân có thể dễ dàng phản ánh thông qua nhiều kênh khác nhau. Luận văn cũng đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân của hoạt động quản lý Nhà nước trong cung ứng dịch vụ hành chính cơng trực tuyến.

Trên cơ sở tiền đề là các nội dung tổng hợp cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng, luận văn đã đề xuất các quan điểm và hệ thống giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại quận Ngũ Hành Sơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn cịn nhiều những thiếu sót. Về nội dung, hoạt động quản lý Nhà nước về cung ứng dịch vụ công trực tuyến cần có đánh giá dựa trên quy trình và khung đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, luận văn mới dừng lại ở phân tích các nội dung của hoạt động quản lý Nhà nước. Hạn chế về thời gian, kiến thức và năng lực nghiên cứu của tác giả khiến cho nhiều phân tích cịn chưa đủ sâu và bao quát hết vấn đề, các giải pháp được đề xuất mới chỉ dừng lại ở định hướng và ý tưởng mà chưa có phương án thực sự rõ ràng.

Luận văn vì vậy cịn nhiều điểm cần khắc phục, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cơ giáo, các đọc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN từ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 70 - 74)