Quan điểm tăng cường công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ công trực tuyến từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN từ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 58 - 60)

dịch vụ công trực tuyến từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn

Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý nhà nước về cung ứng DVHCCTT

là một u cầu của cải cách thủ tục hành chính. Có thể xem mối quan hệ giữa tăng cường công tác quản lý nhà nước về cung ứng DVHCCTT với cải cách thủ tục hành chính là mối quan hệ giữa bộ phận và tồn bộ, có sự tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự đờng bộ, thống nhất, tồn diện, tránh được sự mâu thuẫn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục tình trạng thiếu đờng bộ, chắp vá, bị động, nặng về giải pháp tình thế trong q trình thực hiện cải cách. Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về cung ứng DVHCCTT nhằm đơn giản các thủ tục hành chính và cơng khai hóa các thủ tục hành chính để bảo đảm thực hiện các quyền công dân.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước về cung ứng DVHCCTT

nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc ứng dụng CNTT trong QLNN đã được các nước trên thế giới áp dụng sâu rộng và toàn diện trong mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Có thể học tập kinh nghiệm các nước đi trước trong công tác quản lý nhà nước về cung ứng DVHCCTT phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương.

Thứ ba, hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác

công tác quản lý nhà nước về cung ứng DVHCCTT. Đồng thời, UBND quận cần ban hành các quy định gắn mức độ cung cấp DVHCCTT với việc đánh giá công tác CCHC của cơ quan, đơn vị, và xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể

và cá nhân thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Điều này sẽ giúp nâng cao tinh thần, thái độ cũng như trách nhiệm của cán bộ thực hiện cung ứng DVHCCTT, khiến họ tích cực hơn trong cơng tác cũng như tìm tịi, sáng tạo hơn trong nỗ lực nâng cao chất lượng DVHCCTT.

Thứ tư tiếp tục triển khai việc đánh giá chỉ số ứng dụng CNTT tại các cơ

quan, đơn vị trên địa bàn quận, trong đó chú trọng tiêu chí khai thác hiệu quả các DVHCCTT do cơ quan, đơn vị quản lý. Việc đánh giá xếp hạng chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ giúp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các đơn vị trên địa bàn quận, giúp Lãnh đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT tại đơn vị mình phù hợp với việc đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính, ứng dụng CNTT để giải quyết cơng việc; có biện pháp, giải pháp đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan, đơn vị hiệu quả, thiết thực.

Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất và các thiết bị giúp đảm bảo các điều

kiện cần thiết để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên địa bàn quận, bảo đảm việc triển khai nghiêm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành. Việc thực hiện đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ứng dụng CNTT trong cung cấp DVHCCTT sẽ giúp phát triển dịch vụ đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt từ tỉnh xuống huyện đáp ứng đúng các định hướng, chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, giúp các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của cơ quan nhà nước các cấp được thực hiện tốt trên môi trường mạng.

Thứ sáu, đào tạo chính quy, chuyên nghiệp đội ngũ chuyên gia CNTT, đủ

năng lực xây dựng, phát triển, vận hành các hệ thống thơng tin của quận nói chung và hệ thống DVHCCTT nói riêng. Đây là quan điểm quan trọng để tăng cường công tác quản lý nhà nước về cung ứng DVHCCTT bởi yếu tố con người có tác động lớn đến hiệu quả của công tác quản lý. Việc đào tạo cần thực hiện với cả cán bộ quản lý nhà nước về cung ứng DVHCCTT lẫn cán bộ thực hiện

cung ứng DVHCCTT để vừa nâng cao năng lực quản lý, điều hành cũng như nâng cao chất lượng cung ứng DVHCCTT.

Thứ bảy, tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ,

công chức về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc ứng dụng CNTT trong CCHC và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Việc tuyên truyền cần được triển khai kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, liên tục, phong phú về nội dung, hình thức theo hướng thiết thực, hiệu quả; kịp thời đáp ứng nhu cầu nắm bắt, tìm hiểu thơng tin về DVHCCTT của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CUNG ỨNG DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN từ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 58 - 60)