Chọn vùng nghiên cứu: Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ với địa bàn trọng điểm là các tỉnh Đông Nam Bộ (bao gồm tỉnh Long An). Thông qua việc gửi bảng câu hỏi và nhận hồi đáp từ các chuyên gia và phỏng vấn trực tiếp chủ đại lý/cửa hàng để khảo sát các công ty có hoạt động kinh doanh chung thị phần với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông
Nam Bộ nhƣ Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, Công ty Cổ Phần Phân bón Bình Điền.
1.3.2 . Phương pháp thu thập thông tin
1.3.2.1. Số liệu thứ cấp
+Tham khảo chiến lƣợc hiện có của Công ty giai đoạn 2011-2015.
+ Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính, các báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, các bảng cân đối kế toán của Công ty, các niên giám thống kê, thông tin trên các sách, báo, tạp chí nghiên cứu khoa học và internet.
1.3.2.2. Số liệu sơ cấp
Sử dụng bảng thu thập ý kiến các chuyên gia trong ngành dựa trên phƣơng nghiên cứu định tính và sử dụng các công cụ hoạch định chiến lƣợc để xây dựng chiến lƣợc. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua 3 đối tƣợng với 3 loại bảng câu hỏi với số mẫu là 185. Các nhóm đối tƣợng nhƣ sau:
+ Với 60 mẫu (n= 60): Các chuyên gia đƣợc chọn là những ngƣời đang công
tác trong trong các lĩnh vực liên quan đến phân bón có trình độ quản lý, có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Bao gồm cán bộ quản lý trong Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ, Tổng Công ty Phân bón Hóa chất Dầu khí- CTCP với số lƣợng 40 mẫu và các cán bộ quản lý làm việc tại các trung tâm khuyến nông các tỉnh, cục bảo vệ thực vật, nông dân sản xuất giỏi với số lƣợng 20 mẫu. Số liệu đƣợc thu thập bằng việc gửi bảng câu hỏi cho chuyên gia, chuyên gia hồi đáp và nhận lại bảng câu hỏi (Phụ lục 1), để lấy ý kiến về phân loại và tầm quan trọng của các yếu tố nhƣ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó xây dựng ma trận IFE, EFE cho Công ty.
+ Với số mẫu là 120 mẫu (n= 120), trong đó 30 mẫu chuyên gia là các cán bộ quản lý của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ, Tổng Công ty Phân bón Hóa chất Dầu khí-CTCP. Số liệu đƣợc thu thập bằng việc gửi bảng câu hỏi cho chuyên gia, chuyên gia hồi đáp và nhận lại (Phụ lục 2). Chín mƣơi mẫu phỏng vấn trực tiếp khách hàng là giám đốc, quản lý, chủ cửa hàng làm việc tại các đại lý phân bón, cửa hàng vật tƣ nông nghiệp các tỉnh ĐNB thông qua bảng câu
hỏi (Phụ lục 2) về mức độ quan trọng và phân loại của các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty với Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Nội dung phỏng vấn làm cơ sở xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh cho Công ty với các đối thủ.
+ Phỏng vấn trực tiếp 05 mẫu (n= 5) chuyên gia là Chủ tịch Hội đồng Quản
trị, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách tài chính, Phó giám đốc Phụ trách kinh doanh của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ đƣợc thu thập ý kiến bằng bảng câu hỏi (Phụ lục 3) về các yếu tố bên trong, bên ngoài để kết hợp với các chỉ số trong ma trận IFE, EFE làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty.
Bảng 1.1: Bảng số liệu các nhóm phỏng vấn
Ma trận xây dựng
Nhóm phỏng vấn IFE, Hình ảnh QSPM
EFE cạnh tranh
Cán bộ quản lý PVFCCo, PVFCCo-SW 40 30 5
Cán bộ quản lý nông nghiệp, nông dân giỏi 20
Đại lý, cửa hàng vật tƣ nông nghiệp (*) 90
Tổng cộng 60 120 5
( Chọn mẫu phân tầng theo tỉ lệ sản lƣợng kinh doanh tại các tỉnh trong
năm 2017. Cụ thể, khu vực Đồng Nai/Tây Ninh/Bình Phƣớc: 35 mẫu, Bình Thuận/Ninh Thuận/Đắc Nông/Lâm Đồng: 40 mẫu; Long An/Bà Rịa Vũng Tàu/Hồ Chí MInh: 15 mẫu.
1.3.3. Phương pháp phân tích
Mục tiêu 1: Phƣơng pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) nhằm tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của các bộ phận bên trong Công ty. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) nhằm tóm tắt và lƣợng hóa ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Và phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ.
Mục tiêu 2: Phƣơng pháp ma trận SWOT: Dựa trên các phân tích ở mục tiêu 2 đƣa ra đƣợc các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa, sau đó kết hợp các yếu tố đó với nhau để đề ra các chiến lƣợc SO, ST, WO, WT làm cơ sở cho việc lựa chọn các chiến lƣợc; phân tích ma trận QSPM: Sử dụng các yếu tố đầu vào từ các ma trận IFE và EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận SWOT nhằm chọn ra các chiến lƣợc phù hợp nhất cho mục tiêu dài hạn của Công ty.
Mục tiêu 3: Phân tích tổng hợp kết quả nghiên cứu ở hai mục tiêu trên để đề ra một số giải pháp thực hiện chiến lƣợc cho Công ty.
Đề tài sử dụng phần mềm EXCEL để xử lý số liệu.
1.4. Khung nghiên cứu đề tài
Hình 1.4: Khung nghiên cứu của đề tài
Phân tích môi trƣờng nội bộ của Công ty CP Phân bón và hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ
Phân tích môi trƣờng bên ngoài Công ty CP Phân bón & hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ
Xây dựng chiến lƣợc thông qua ma trận SWOT
Lựa chọn chiến lƣợc thông qua ma trận QSPM
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp này.
- Thiết lập ma trận IFE.
- Xác định cơ hội và nguy cơ đối với các doanh nghiệp này.
- Thiết lập ma trận EFE.
Giải pháp thực hiện chiến lƣợc
Tiểu kết chƣơng 1
Tiến trình hình thành chiến lƣợc trải qua năm giai đoạn. Thứ nhất, phân tích môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp nhằm xác định điểm mạnh-điểm yếu và thiết lập ma trận IFE. Thứ hai, phân tích môi trƣờng bên ngoài của doanh nghiệp, bao gồm môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng vi mô. Kết quả từ phân tích này giúp xác định các cơ hội-nguy cơ ảnh hƣởng đến doanh nghiệp cũng nhƣ ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động và qua đó thiết lập ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận EFE. Thứ ba, xác định sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp để tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích và lựa chọn chiến lƣợc. Thứ tƣ, xây dựng các chiến lƣợc thông qua ma trận SWOT. Cuối cùng, sử dụng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lƣợc khả thi thực hiện. Tất cả các kỹ thuật trong tiến trình này đòi hỏi nhà quản trị phải kết hợp giữa khả năng trực giác và kết quả của quá trình phân tích.
Chƣơng 2
PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ ĐÔNG NAM BỘ
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí đôngnam bộ nam bộ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV Phân bón và Hoá chất Dầu khí Đông Nam Bộ đƣợc thành lập theo Quyết định số 115/QĐ-HĐQT ngày 07/08/2008 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí;
Ngày 18/08/2008 Công ty TNHH MTV Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ đƣợc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4104005809;
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, Công ty chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/09/2008;
Ngày 31/12/2010 Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 0305918852 (thay đổi lần 4) về việc chuyển đổi Công ty TNHH MTV Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
Ngày 30/01/2011 Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 0305918852 (thay đổi lần 5) về việc chuyển đổi Công ty TNHH Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ thành Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ.
Ngày 26/5/2011 Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc đã chấp thuận đăng ký công ty đại chúng cho Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí Đông Nam Bộ.
2.1.2. Thông tin cơ bản của Công ty
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ.
Tên tiếng Anh: South-East Petrovietnam Fertilizer and Chemicals Joint Stock Company.
Tên viết tắt: PVFCCo–SW
Địa chỉ Trụ sở đăng ký: Số 27 Đinh Bộ Lĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại: 028 35 111 999 Fax: 028 35 111 666 Lo go Công ty:
Website: http://pse.vn
Vốn điều lệ: 170.000.000.000 VND (Một trăm bảy mƣơi tỷ đồng chẵn). Tổng số vốn điều lệ của Công ty đƣợc chia thành 17.000.000 cổ phần với mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty bao gồm:
Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát, Ban Giám đốc, Khối Điều Hành có 4 phòng chức năng (Tổ chức hành chính, Kinh doanh, Tài chính kế toán và Kế hoạch Đầu tƣ) và Khối Chi Nhánh có 4 chi nhánh (Đồng Nai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phƣớc):
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức PVFCCo-SE ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI ĐIỀU KHỐI CHI
Phòng Tổ chức hành Chi nhánh Đồng Nai
Phòng Tài chính kế Chi nhánh Lâm
Phòng Kinh doanh Chi nhánh Tây Ninh
Phòng Kế hoạch đầu Chi nhánh Bình
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của PVFCCo-SE từ 2015-2017
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Năm Năm
2015 2016 2017
1 Tổng sản lƣợng Tấn 320.252 324.818 336.878
2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.554 2.627 2.266
3 Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ đồng 40,92 41,11 35,16
4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 31,89 32,04 28,13
Nộp thuế và ngân
5 sách nhà nƣớc Tỷ đồng 10,89 9,07 7,03
6 Tổng tài sản Tỷ đồng 268,73 338,93 259,5
Nguồn: Báo cáo tài chính PVFCCo-SE
Có thể nhận xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2015- 2017 với những nét chính sau:
+Tổng sản lƣợng kinh doanh các loại phân bón tăng qua các năm, năm 2017 có sản lƣợng cao nhất là 336.878 tấn chiếm 103,71% so với 2016 và 105,19% so với
năm 2015 trong đó Đạm Phú Mỹ là 236.284 tấn và các loại phân bón khác là 100.594 tấn. Sản lƣợng các mặt hàng tự doanh ngoài Đạm Phú Mỹ tăng qua các năm giúp Công ty giữ vững thị phần tại khu vực ĐNB (thị phần Urê khoảng 28,5% khu vực; các loại phân bón khác 10% khu vực).
+ Doanh thu có khuynh hƣớng giảm qua các năm, năm 2017 doanh thu đạt
2.266 tỉ đồng, chiếm 86,28% doanh thu năm 2016. Riêng năm 2016, doanh thu cao hơn so với 2015 do tỉ trọng các mặt hàng tự doanh cao hơn (giá các mặt hàng DAP, NPK cao hơn Đạm Phú Mỹ).
+ Lợi nhuận Công ty đạt ổn định ở mức 40-41 tỷ đồng trong 2 năm 2015,
2016 là do đƣợc hƣởng tỉ lệ chiết khấu cao của Tổng Công ty. Năm 2017 đạt 35,16 tỷ đồng chiếm 85,53% so với năm 2016. Lợi nhuận sụt giảm mạnh do bị ảnh hƣởng bởi một số yếu tố tiêu cực sau:
Cạnh tranh trên thị trƣờng phân đạm tại KVĐNB ngày càng gay gắt qua chính sách giảm giá liên tục và thực hiện chiết khấu cho các đại lý của Đạm Cà Mau, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc và đạm Trung Quốc.
Giá các mặt hàng phân bón mang thƣơng hiệu Phú Mỹ khác vẫn đang đƣợc định vị cao hơn những đối thủ chính tại thị trƣờng khu vực nên việc tiêu thụ cũng bị hạn chế đặc biệt là mặt hàng NPK Phú Mỹ và DAP Phú Mỹ.
Phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc với khối lƣợng nhập khẩu tăng mạnh, giá cả có xu hƣớng giảm, dẫn tới việc cạnh tranh gay gắt về giá tại thị trƣờng trong nƣớc.
Tình trạng phân bón kém chất lƣợng tràn lan đặc biệt là NPK trộn 3 màu với chính sách bán hàng giá thấp cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.2. Phân tích môi trƣờng nội bộ
2.2.1. Nguồn nhân lực
Tính đến thời điểm 30/12/2017, tổng số cán bộ công nhân viên của PVFCCo- SE là 74 ngƣời bao gồm 55 nam chiếm 74% và 19 nữ chiếm 26%.
Chất lƣợng lao động của PVFCCo-SE khá cao, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 81% với số lƣợng 60 cán bộ nhân viên.
Hình 2.2: Cơ cấu trình độ lao động của PVFCCo-SE
Thống kê cho thấy nguồn nhân lực của PVFCCo-SE tƣơng đối trẻ, dƣới 30 tuổi chiếm 18%, độ tuồi từ 31-39 ngƣời chiếm 64%.
Hình 2.3: Cơ cấu lao động của PVFCCo-SE
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính PVFCCo-SE
Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng thu hút nhân tài để giữ chân nhân viên giỏi, nhất là cán bộ quản lý điều hành bằng cách tạo điều kiện làm việc tốt với các chế độ lƣơng, thƣởng và phúc lợi xã hội thỏa đáng.
2.2.2. Hoạt động kinh doanh và marketing
Hiện nay Công ty chƣa có bộ phận chuyên biệt phụ trách marketing. Công tác marketing chủ yếu do phòng Kinh doanh trực tiếp thực hiện với các hoạt động marketing hỗn hợp.
Bên cạnh sản phẩm truyền thống là Đạm Phú Mỹ đƣợc sản xuất theo dây chuyền đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt tại nhà máy, PVFCCo-SE còn cung cấp các sản phẩm NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ tạo thành bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ chất lƣợng cao, song song đó, Công ty còn kinh doanh các sản phẩm tự doanh khác nhƣ: Urê khác, DAP, Kali, NPK, SA, phân bón hữu cơ và phân bón trung lƣợng. Các sản phẩm này góp phần gia tăng cạnh tranh và đa dạng hóa nguồn hàng của Công ty.
Bảng 2.2: Tỉ trọng sản phẩm kinh doanh của PVFCCo-SE từ 2015-2017
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Loại sản STT Số Tỉ Số Số Tỉ Tỉ trọng phẩm lƣợng trọng lƣợng lƣợng trọng (%) (tấn) (%) (tấn) (tấn) (%) 1 Đạm Phú Mỹ 220.202 69% 217.482 67% 236.284 70% 2 DAP Phú Mỹ 14.701 5% 25.289 8% 15.470 5% 3 Kali Phú Mỹ 46.126 14% 52.363 16% 54.827 16% 4 NPK Phú Mỹ 5.155 2% 12.230 4% 2.373 1% 5 Phân bón khác 34.068 11% 17.455 5% 27.924 8% Tổng cộng 320.252 100% 324.818 100% 336.878 100%
Nguồn: Phòng Kinh doanh PVFCCo-SE
Kết quả ở Bảng 2.3 cho thấy sản lƣợng kinh doanh các mặt hàng phân bón có sự chênh lệch, không đồng đều qua các năm:
+ Năm 2015: Sản lƣợng Đạm Phú Mỹ đạt 220.202 tấn, chiếm 69% tổng các
loại phân; sản lƣợng phân bón tự doanh khác đạt 34.068 tấn, thấp hơn năm 2013 là 66.870 tấn, chiếm tỉ trọng 11%. Sản lƣợng hàng tự doanh khác giảm chủ yếu do Công ty chuyển sang kinh doanh các mặt hàng phân bón mang thƣơng hiệu Phú Mỹ, đặc biệt là Kali Phú Mỹ chiếm tỉ trọng 14% với sản lƣợng 46.126 tấn.
+ Năm 2016: Đạm Phú Mỹ tiêu thụ đạt 324.818 tấn, chiếm 67% tổng sản
lƣợng phân bón. Song song đó, Công ty gia tăng sản lƣợng các mặt hàng phân bón khác mang thƣơng hiệu Phú Mỹ (chiếm 28%) và giảm các mặt hàng phân bón khác (chỉ chiếm 5%).
+Năm 2017: Đạm Phú Mỹ chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu các mặt hàng
kinh doanh của Công ty, chiếm 70% tổng sản lƣợng. Tuy nhiên, cơ cấu mặt hàng kinh doanh Công ty có gia tăng sản lƣợng các mặt hàng phân bón khác nhƣ phân