PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí đông nam bộ (Trang 47)

2.3.1. Môi trường vĩ mô

2.3.1.1. Yếu tố Chính phủ và chính trị

Các chính sách vĩ mô cũng tập trung vào quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, hạn chế nhập khẩu để khuyến khích sản xuất trong

nƣớc. Điển hình là, Nghị định số 108/2017/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 20/09/2017

quyđịnh về quản lý và Thông tƣ số 131/2014/TT-BTC hiệu lực từ ngày 25/10/2014 sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng urê lên 6% từ 3% (mức thuế nhập khẩu urê đang bằng mức trần cam kết WTO của Việt Nam) giúp giảm lƣợng urê nhập khẩu nhằm khuyến khích sản xuất trong nƣớc phát triển.

2.3.1.2. Yếu tố Kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục khó khăn, rủi ro nhiều, kinh tế Việt

Nam đã có những dấu hiệu cải thiện cả ở góc độ sản xuất kinh doanh cũng nhƣ ổn

định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều thách thức khi ổn định kinh tế chƣa bền vững, phục hồi không đều, tăng trƣởng dựa nhiều vào khu vực FDI. Trong khi đó, khu vực nông nghiệp, khai khoáng và rất nhiều lĩnh vực dịch vụ khác đang có dấu hiệu đi xuống.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới nhƣ CPTPP, EVFTA (dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tƣ và dịch vụ, bảo hộ đầu tƣ công

bằng, không phân biệt đối xử, mở cửa thị trƣờng mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính…) sẽ khiến cho môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ đó sẽ thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ hơn nữa.

2.3.1.3. Yếu tố xã hội

Nguồn nhân lực ở Đông Nam Bộ (bao gồm TPHCM) nằm ở mức tƣơng đối cao cả về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật so với mặt bằng chung của đất nƣớc. Đây là một trong những nguyên nhân giúp kinh tế-xã hội khu vực tăng trƣởng, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế của khu vực.

2.3.1.4. Yếu tố tự nhiên

Diện tích Đông Nam Bộ khoảng 3,47 triệu ha, trong đó khoảng 1,70 triệu ha đƣợc sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 49% diện tích. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 43%, trong đó đất lúa chiếm 48%, còn lại đất nƣơng rẫy và cây trồng hàng năm khác.

2.3.1.5. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật

Hiện nay tại Việt Nam có hai quy trình sản xuất urê từ nguồn nguyên liệu chính là: khí tự nhiên (phân bón Đạm Phú Mỹ và phân bón Đạm Cà Mau) và than đá (nhà máy phân đạm Hà Bắc và đạm Ninh Bình). Công nghệ của hai nhà máy từ khí thiên nhiên cho chất lƣợng đồng đều, tiêu hao năng lƣợng thấp và hiệu suất cao hơn từ than đá.

Đối với phân Kali và SA, Việt Nam vẫn chƣa có nhà máy sản xuất phân Kali và SA do không có đủ nguồn nguyên liệu . Do vậy, các lại phân này đều phải nhập khẩu.

Có nhiều công nghệ sản xuất NPK khác nhau nhƣ bằng phƣơng pháp hóa học, bằng hơi nƣớc, bằng nén ép, bằng phối trộn các thành phần rời. NPK sản xuất theo phƣơng pháp truyền thống trộn 3 hạt là loại phân bón bị làm giả nhiều nhất.

2.3.2. Môi trường vi mô

2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Đối với phân Đạm: Nhu cầu urê tại Đông Nam Bộ đạt 357.960 tấn, chiếm 18,53% cả nƣớc. Với sản lƣợng cung ứng khoảng 220 tấn phân Đạm mỗi năm, PVFCCo-SE chiếm khoảng 61,5%, đứng đầu thị phần khu vực. Đứng thứ hai là Đạm Cà Mau, chiếm 20% thị phần Đông Nam Bộ, với sản lƣợng cung ứng khoảng 71,4 ngàn tấn. Thị phần còn lại khoảng 18,5% bao gồm urê nhập khẩu từ Trung Quốc, Inđônêsia qua đƣờng chính ngạch và tiểu ngạch, đạm Hà Bắc.

Đối với phân DAP: Ngoài nguồn cung rất ít đến từ các công ty trong nƣớc nhƣ: DAP Lào Cai, DAP Đình Vũ thuộc Vinachem thì chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc. Nhìn chung, thị phần các đơn vị kinh doanh phân bón DAP tại khu vực Đông Nam Bộ chênh lệch nhau không nhiều và luôn thay đổi theo

các năm do các công ty thay đổi chính sách nhập khẩu và ảnh hƣởng từ nguồn cung.

Đối với phân Kali: Nguồn cung hoàn toàn đến từ nhập khẩu nƣớc ngoài. Cũng nhƣ phân bón DAP, thị phần kinh doanh Kali tại khu vực luôn thay đổi.

Đối với phân NPK: Tại khu vực Đông Nam Bộ có hàng trăm đơn vị sản xuất phân bón NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng nhiều dạng khác nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phƣơng thức thủ công bình thƣờng đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến. Một số nhà sản xuất và phân phối NPK lớn tại khu vực nhƣ: phân bón đầu trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, phân bón Con Ó của Công ty Cổ phần Phân bón miền Nam, phân bón Việt Nhật của Công ty Phân bón Việt Nhật. Tổng thị phần các doanh nghiệp trên cung cấp tại khu vực chiếm khoảng 52%, còn lại là các xƣởng phối trộn thô công suất vài chục ngàn tấn.

Các đối thủ cạnh tranh chính

Để xác định thế mạnh cạnh tranh của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ, nghiên cứu đƣợc thực hiện qua so sánh với Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Bên cạnh đó, Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ có nhiều nét tƣơng đồng về nguyên liệu đầu vào và lịch sử hình thành. Về phía Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, nghiên cứu đƣợc thực hiện so sánh trên cơ sở do đây là Công ty luôn đứng đầu về thị phần NPK

tại khu vực cũng nhƣ đã có những thành công đáng kể trong việc nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm mới vào thực tế.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Chiến lƣợc: Đạm Cà Mau xác định trọng tâm chiến lƣợc kinh doanh trung và dài hạn là giữ vững thị trƣờng Tây Nam Bộ, phát triển thị phần tại các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên, cùng với việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, trong đó ƣu tiên số 1 là thị trƣờng Campuchia, cụ thể nhƣ sau:

 Tây Nam Bộ: Thị phần của Đạm Cà Mau tại miền Tây Nam Bộ

không ngừng đƣợc cải thiện từ 30% năm 2012 lên 55% năm 2016 nhờ lợi thế vị trí nhà máy nằm gần vùng tiêu thụ và trở thành nhà cung cấp urê chính ở thị trƣờng này.

 Đông Nam Bộ: Thị phần tại đây của Đạm Cà Mau sẽ ở mức thấp và

tăng trƣởng chậm.

 Campuchia: Là thị trƣờng có truyền thống sử dụng urê hạt đục, với

nhu cầu khoảng 250.000-280.000 tấn/năm. Do vậy, triển vọng xuất khẩu sang Campuchia của Đạm Cà Mau là rất lớn.

Sản phẩm: Urê hạt đục của Công ty Đạm Cà Mau với nhiều tính năng nổi trội nhƣ phân giải nitơ chậm, giúp cây trồng hấp thu dinh dƣỡng hiệu quả, làm cho cây xanh bền và tiết kiệm phân bón, cỡ hạt đồng đều, không mạt nên dễ rải và dễ phối trộn.

Thuận lợi: Nhận đƣợc sự hỗ trợ mua khí theo hợp đồng để đảm bảo mức ROE bình quân là 12% từ Tập đoàn Dầu khí giúp Đạm Cà Mau giảm bớt ảnh hƣởng tiêu cực từ việc thay đổi tỷ giá, luật thuế mới và sự biến động của giá phân bón.

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền

Chiến lƣợc:

Tập trung cao cho công tác nghiên cứu về đất đai, dinh dƣỡng, cây trồng và nghiên cứu nâng cao hàm lƣợng chất xám trong sản phẩm cũng nhƣ khảo nghiệm trên đồng ruộng từ đó đƣa ra thị trƣờng nhiều sản phẩm phù hợp và hiệu quả hơn với cây trồng.

Mở rộng mạng lƣới phân phối khắp toàn quốc và một số nƣớc trong khu vực nhƣ Lào, Campucia, Myanmar…đáp ứng kịp thời nhu cầu phân bón cho bà con nông dân.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Từ phân tích thị phần các loại phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ, nghiên cứu đƣợc thực hiện qua việc chọn hai công ty là Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đại diện đề so sánh với PVFCCo-SE. Bƣớc kế tiếp, để đánh giá một cách khách quan về vị trí cạnh tranh giữa PVFCCo-SE với Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, nghiên cứu đƣợc thực hiện qua tiến hành phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia là các cán bộ quản lý của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ, Tổng Công ty Phân bón Hóa chất Dầu khí-CTCP (30 mẫu) và khách hàng là giám đốc, quản lý, chủ cửa hàng tại các đại lý phân bón, cửa hàng vật tƣ nông nghiệp các tỉnh Đông Nam Bộ (90 mẫu). Kết quả, đã xác định đƣợc 14 yếu tố thành công chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh phân bón.

Đồng thời, các chuyên gia cho điểm phân loại các yếu tố thành công của các doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi đã soạn sẵn (Phụ lục 1, Câu hỏi 3 & Phụ lục 2, Câu hỏi 2) để thấy đƣợc các chiến lƣợc hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố này nhƣ thế nào. Cách thức cho điểm nhƣ sau: 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng yếu.

Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia đƣợc trình bày tại Phụ lục 4 với cách tính toán nhƣ sau: điểm bình quân của mỗi yếu tố bằng tổng số điểm của mỗi yếu tố ở cả ba doanh nghiệp chia cho tổng số chuyên gia tính cho cả ba doanh nghiệp; mức độ quan trọng của mỗi yếu tố bằng điểm bình quân của mỗi yếu tố chia cho tổng cộng điểm bình quân; phân loại của mỗi yếu tố đƣợc chọn theo ý kiến số đông các chuyên gia.

Nhƣ vậy, thông qua phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại, phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia và kết quả tính toán từ Phụ lục 4 đã xác định đƣợc các yếu tố thành công chủ yếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh phân bón tại Đông

Nam Bộ. Mức độ quan trọng và phân loại của từng doanh nghiệp làm cơ sở thiết lập ma trận hình ảnh cạnh tranh, đƣợc trình bày cụ thể ở Bảng 2.7 dƣới đây. Sau đó, nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó ở từng doanh nghiệp để xác định số điểm quan trọng của mỗi yếu tố. Cộng tất cả số điểm quan trọng của mỗi yếu tố của các doanh nghiệp để xác định tổng số điểm quan trọng

Nhìn chung, vị trí cạnh tranh giữa 3 doanh nghiệp so sánh: Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ Phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PVFCCo-SE) là có sự chênh lệch nhau không nhiều. Tổng số điểm quan trọng của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau là 2,682 điểm, trong khi đó PVFCCo-SE là 2,727 và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền là 2,583. Điều này nói lên khả năng cạnh tranh của các PVFCCo-SE so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu ở Đông Nam Bộ đang ở vị trí cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, PVFCCo-SE cần có các chiến lƣợc để nâng cao lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh

PVFCCo- CTCP Phân CTCP Phân

Mức bón Dầu khí bón Bình

SE

độ Cà Mau Điền

Stt Các yếu tố thành công quan

Phân Điểm Phân Điểm Phân Điểm

trọng quan quan quan

loại loại loại

trọng trọng trọng

1 Công nghệ và điều kiện

sản xuất 0,072 3 0,216 2 0,144 3 0,216

2 Quy trình tổ chức sản

xuất và kinh doanh phân

bón 0,072 3 0,216 3 0,216 2 0,144

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ

lƣu thông và phân phối 0,063 2 0,126 2 0,126 3 0,189

phát triển ngành hàng phân bón 5 Khả năng am hiểu về thị trƣờng và khách hàng 0,063 2 0,126 3 0,189 2 0,126 6 Chất lƣợng sản phẩm 0,081 3 0,243 3 0,243 3 0,243 7 Hệ thống phân phối 0,054 3 0,162 2 0,108 2 0,108

8 Thƣơng hiệu trên thị

trƣờng Đông Nam Bộ 0,081 2 0,162 2 0,162 3 0,243 9 Khả năng tài chính 0,072 3 0,216 2 0,144 3 0,216 10 Năng lực marketing 0,072 3 0,216 3 0,216 3 0,216 11 Năng lực quản trị 0,063 3 0,189 3 0,189 3 0,189 12 Quan hệ hợp tác quốc tế 0,072 3 0,216 3 0,216 2 0,144 13 Nhân sự 0,081 3 0,243 3 0,243 3 0,243 14 Sự đa dạng của sản phẩm 0,063 2 0,126 2 0,126 2 0,126 Tổng cộng 1,000 2,727 2,682 2,583

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp, 2017 2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Mối lo ngại là các nhà sản xuất nƣớc ngoài khi mà các điều khoản hội nhập WTO, CPTPP đƣợc thực hiện. Các nhà sản xuất nƣớc ngoài sẽ tấn công vào thị trƣờng Việt Nam thông qua chính sách bán hàng, giá cả, chính sách hậu mãi…làm cho tính cạnh tranh của thị trƣờng ngày càng cao. Các yếu tô này, Việt Nam chúng ta khó kiểm soát và lƣờng trƣớc đƣợc.

2.3.2.3. Khách hàng

Áp lực từ khách hàng tiêu thụ phân bón hiện nay là rất lớn do nguồn cung trên thị trƣờng tƣơng đối dồi dào với các chủng loại phân bón khác nhau nên ngƣời tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.

Khách hàng sử dụng và kinh doanh phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ bao gồm: nông dân, các cửa hàng và đại lý. Do nhu cầu sử dụng và kinh doanh khác nhau nên tập quán tiêu dùng của các đối tƣợng khách hàng khác nhau rõ rệt, cụ thể:

Nông dân

- Xu hƣớng lựa chọn sử dụng các loại phân đơn để phối trộn nhằm giảm chi

phí sản xuất và kiểm soát đƣợc hàm lƣợng từng thành phần (urê hạt đục có ƣu thế khi trộn).

- Giá trị cây lúa thấp và mức độ ảnh hƣởng chỉ trong một vụ nên bà con thƣờng chọn các sản phẩm có giá rẻ.

- Chịu sự chi phối trong quyết định mua hàng từ đại lý/cửa hàng do đa phần

nông dân phải mua nợ cho đến khi thu hoạch.

-Chịu sự tác động từ khuyến cáo của cán bộ nông nghiệp địa phƣơng và các

nông dân sản xuất giỏi trong vùng.

- Thích lựa chọn các sản phẩm có quà khuyến mãi, màu sắc, hình ảnh trên bao bì “bắt mắt” và các sản phẩm có đặc tính tan hoàn toàn, tan nhanh (urê hạt trong có ƣu thế).

- Do canh tác thâm canh, tăng vụ, đồng thời sử dụng các giống lúa cao sản

nên lƣợng phân bón cho cây trồng ngày càng tăng. Vì vậy, nông dân ƣa chuộng sử dụng các sản phẩm phân bón hàm lƣợng NPK cao nhƣ: 20-20-15; 25-25-5. Một số vùng sử dụng 16-16-8 để tƣới cho rau màu và bón thúc (đợt 3) cho lúa. Những công thức có hàm lƣợng NPK cao thƣờng là hàng phối trộn.

- Do nhân công lao động nông thôn ngày càng giảm, việc ứng dụng cơ giới

hóa ngày càng nhiều, đáng chú ý là việc chuyển đổi sang sử dụng máy trong bón phân ở các khu vực có diện tích canh tác lớn với xu hƣớng ngày càng nhân rộng (urê hạt đục có ƣu thế do hạt to dễ dàng cho việc dùng máy).

- Nông dân có diện tích đất lớn, việc bón phân, phun thuốc hầu một phần

thuê khoán lao động địa phƣơng (thuê rải theo đầu bao). Do đó khi lựa chọn mua sản phẩm cũng chịu tác động của đối tƣợng này (thƣờng chọn mua loại phân dễ rải để đạt năng suất rải cao).

Cửa hàng

- Chọn phân phối các sản phẩm có lợi nhuận cao hoặc hƣởng các chính sách

khuyến mãi, chiết khấu tốt. Bán kèm các sản phẩm phân đơn với giá hòa vốn hoặc chấp nhận lỗ nhƣ Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, DAP xanh, Kali, v.v…để hƣớng nông dân chọn mua các sản phẩm NPK (chủ yếu là hàng trộn) và thu lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí đông nam bộ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)