Thành lập cơ quan kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản bảo đảm tại hệ thống các Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác định giá tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (lienvietpostbank) và một số giải pháp (Trang 98 - 102)

- VP đại diện NHBĐLV các khu vực Trung tâm thanh lý tài sản

3.3.2.2. Thành lập cơ quan kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản bảo đảm tại hệ thống các Ngân hàng

sản bảo đảm tại hệ thống các Ngân hàng

Thực tế ở nước ta trong hệ thống quả lý của Ngân hàng Nhà nước chưa chính thức có một cơ quan chun môn nào tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thẩm định giá tài sản bảo đảm của các tổ chức thẩm định giá, hay tại các trung tâm thẩm định giá của các Ngân hàng nhằm phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong q trình thẩm định giá tài sản bảo đảm. Hay chưa chính thức có một cơ quan chuyên môn để nhằm giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp thẩm định giá, trung tâm thẩm định giá của Ngân hàng và khách hàng đề nghị thẩm định giá. Chính vì vậy, rất cần thiết phải thành lập những cơ quan, bộ phận giám sát độc lập của Ngân hàng Nhà nước với mục đích giám sát, hỗ trợ các Ngân hàng trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản bảo đảm.

Hơn nữa, hiện nay hoạt động thẩm định giá tài sản chịu sự chi phối của rất nhiều văn bản pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền ban hành: Bộ Tài chính, Bộ xây dựng, Bộ Tài nguyên và Mơi trường… Do đó một cơ quan giám sát hoạt động thẩm định giá của các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước thiết lập là rất cần thiết, tạo tính lành mạnh trong hoạt động thẩm định giá tại các ngân hàng, nhằm tránh những hiện tượng ép giá khách hàng (đưa ra các tỷ lệ chống rủi ro cao nhằm đưa giá trị tài sản thấp hơn nhiều với giá thị trường) hay các trường hợp đẩy giá quá cao so với thị trường gây ra các rủi ro lớn cho ngân hàng (khi xảy ra nợ xấu khó phát mãi tài sản, gây thiệt hại lớn đối với ngân hàng).

Cơ quan kiểm tra, giám sát đó cần phải được lập ra bởi những người có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản bảo đảm; phải trung thực và có tâm huyết với nghề thẩm định giá nhằm thực hiện đúng cơng việc của mình một cách cơng bằng, khách quan nhất.

Tóm lại, nhu cầu về thẩm định giá tài sản bảo đảm và dịch vụ thẩm định giá tài sản tuy mới xuất hiện và phát triển ở nước ta trong những năm gần đây nhưng đã

có những ảnh hưởng đáng kể đến nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động thương mại của nền kinh tế. Do vậy, rất cần được sự quan tâm, phối hợp đồng bộ của các Bộ, các Ngành trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm làm cho hoạt động dịch vụ này phát triển một cách lành mạnh, trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế.

Kết luận Chương 3: Trong Chương 3 đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm

hồn thiện quy trình và các phương pháp thẩm định giá tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện Liên Việt, mặt khác cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất đối với Nhà nước, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Những giải pháp, kiến nghị này dựa trên thực trạng, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong dịch vụ thẩm định giá tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, qua đó rút ra những hạn chế nhằm phát triển hơn nữa công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt nói riêng và công tác thẩm định giá tại các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung.

KẾT LUẬN

Luận văn đã đề cập tới một số vấn đề lý luận về thẩm định giá trị tài sản và sự cần thiết của thẩm định giá trị tài sản trong nền kinh tế thị trường; phân tích thực trạng, đánh giá quy trình và các phương pháp thẩm định giá tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt nhằm mục đích hồn thiện cơng tác thẩm định giá trị tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt nói riêng và tại các Ngân hàng thương mại cổ phần khác nói chung.

Luận văn đã giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Thứ nhất: Khái quát về các vấn đề cơ bản liên quan tới thẩm định giá tài sản

như: Khái quát chung về tài sản; Cơ sở và nguyên tắc của thẩm định giá tài sản; Quy trình và các phương pháp thẩm định giá tài sản; Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định giá tài sản.

- Thứ hai: Trình bày thực trạng về quy trình và phương pháp thẩm định giá tài

sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt qua các ví dụ về thẩm định giá tài sản bảo đảm mà Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt đã thực hiện từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá về công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.

- Thứ ba: Từ nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu những tồn tại, hạn chế về thẩm

định giá tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện quy trình và phương pháp thẩm định giá tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu

điện Liên Việt như: Nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ thẩm định giá tài sản bảo đảm; Thống nhất các quy chế, quy định sử dụng trong ngân hàng LienVietPostBank; Nâng cao chất lượng công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.

Với giới hạn của luận văn, thời gian và năng lực nghiên cứu nên luận văn mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giải pháp tổng quát, chưa có điều kiện đi sâu vào những vấn đề cụ thể. Các tài liệu, số liệu thu thập chắc chắn cịn chưa đầy đủ vì vậy luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cơ, chun gia, đồng nghiệp để tơi có thể hồn thiện bài luận văn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác định giá tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (lienvietpostbank) và một số giải pháp (Trang 98 - 102)