Phương pháp chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác định giá tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (lienvietpostbank) và một số giải pháp (Trang 28 - 30)

a. Căn cứ

Phương pháp chi phí là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để xác định giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá. Với ý nghĩa như vậy, định giá tài sản theo phương pháp chi phí là việc ước tính giá trị tài sản dựa trên các chi phí hợp lý tạo ra tài sản đó.

b. Các bước tiến hành thẩm định giá theo phương pháp chi phí

* Đối với bất động sản

Bước 1: Ước tính riêng giá trị của lơ đất thuộc bất động sản bằng cách coi đó

là đất trống đang được sử dụng trong điều kiện tốt nhất và hiệu quả nhất theo nguyên tắc xác định giá đất quy định tại Luật Đất đai và các phương pháp xác định giá đất theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 2: Ước tính chi phí hiện tại để xây dựng mới, để tái tạo, thay thế cơng

trình xây dựng hiện có trên đất, bao gồm cả lợi nhuận cho nhà thầu và thuế, phí phải nộp theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Xác định hao mịn và ước tính giá trị hao mịn lũy kế (mức độ giảm

giá) của cơng trình xây dựng hiện có trên đất.

Bước 4: Ước tính giá trị của cơng trình xây dựng bằng cách trừ giá trị hao mịn

lũy kế (mức giảm giá) khỏi chi phí xây dựng mới hiện hành của cơng trình.

Bước 5: Ước tính giá trị của bất động sản cần thẩm định giá bằng cách cộng

(+) kết quả bước 1 và kết quả bước 4. * Đối với máy, thiết bị

Bước 1: Đánh giá tồn diện về tình trạng máy, thiết bị cần thẩm định giá.

Bước 2: Ước tính chi phí tái tạo hoặc chi phí thay thế để sản xuất và đưa máy,

thiết bị vào sử dụng, bao gồm cả lợi nhuận cho nhà sản xuất, thuế, phí phải nộp theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Ước tính hao mịn hữu hình, hao mịn vơ hình và giá trị hao mịn lũy

kế của máy, thiết bị.

Bước 4: Ước tính giá trị của máy, thiết bị bằng cách lấy kết quả bước 2 trừ (-)

kết quả bước 3.

c. Ưu điểm, hạn chế và điều kiện áp dụng

* Ưu điểm

- Ưu điểm cơ bản của phương pháp chi phí là nó được sử dụng khi khơng có các bằng chứng thị trường thích hợp để so sánh. Trong một số trường hợp, nó là cứu cánh cuối cùng khi các phương pháp khác không thể sử dụng được.

- Phương pháp chi phí thích hợp khi định giá tài sản dùng cho các giao dịch và mục đích riêng biệt.

 Hạn chế

- Việc định giá theo phương pháp chi phí cũng phải dựa vào các dữ liệu thị trường, cho nên những hạn chế của phương pháp so sánh trực tiếp cũng đúng với phương pháp chi phí.

- Chi phí nói chung là khơng bằng với giá trị và khơng tạo ra giá trị. Phương pháp chi phí phải sử dụng cách tiếp cận cộng tới, song tổng của nhiều bộ phận chưa chắc đã bằng với giá trị của tồn bộ.

- Việc ước tính một số khoản giảm giá có thể trở nên rất chủ quan và khó thực hiện. Trên thực tế chưa có một phương pháp ước tính giảm giá cụ thể nào được chấp nhận rộng rãi.

- Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi người định giá phải có nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là phải thành thạo về kỹ thuật xây dựng.

* Điều kiện áp dụng

- Thẩm định giá những tài sản có mục đích sử dụng đặc biệt; những tài sản chuyên dùng, những tài sản không đủ thông tin để áp dụng phương pháp so sánh.

- Thẩm định giá tài sản phục vụ mục đích bảo hiểm; tính tốn mức tiền hỗ trợ, bồi thường khi Nhà nước giải tỏa, đền bù.

- Kiểm tra kết quả các phương pháp thẩm định giá khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác định giá tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (lienvietpostbank) và một số giải pháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)