Phương pháp thặng dư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác định giá tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (lienvietpostbank) và một số giải pháp (Trang 30 - 31)

a. Căn cứ

Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá mà giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào giá trị vốn hiện có bằng cách lấy giá trị ước tính của sự phát triển giả định của tài sản (tổng doanh thu) trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó.

b. Các bước tiến hành thẩm định giá theo phương pháp thặng dư

Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh, cách thức khai thác tốt nhất và hiệu

quả nhất dự án, phù hợp với quy định pháp luật, khả thi về điều kiện tài chính và mang lại giá trị cao nhất cho dự án.

Bước 2: Ước tính tổng doanh thu phát triển của dự án, chuyển đổi tổng doanh

thu đó về giá tại thời điểm cần thẩm định giá.

Bước 3: Ước tính chi phí đầu tư để tạo ra doanh thu phát triển của dự án,

chuyển đổi chi phí đầu tư đó về giá tại thời điểm cần thẩm định giá.

Bước 4: Xác định giá đất căn cứ vào chênh lệch kết quả tính tốn của bước 2

trừ (-) bước 3.

Khi áp dụng phương pháp này, thẩm định viên cần lưu ý các điểm sau:

- Trường hợp dự án được nghiệm thu, quyết tốn làm nhiều kỳ thì cần chiết khấu doanh thu, chi phí về giá tại thời điểm cần thẩm định giá. Dự án có thể nghiệm thu, quyết tốn theo số lẻ năm (ví dụ 1,5 năm (tương đương 18 tháng), 2,5

năm (tương đương 30 tháng)… khi đó thẩm định viên phải quy đổi tỷ suất chiết khấu và số kỳ đầu tư theo đơn vị tính tương ứng.

- Thời điểm nghiệm thu, quyết toán dự án vào đầu kỳ hay cuối kỳ để áp dụng công thức phù hợp.

c. Ưu điểm, hạn chế và điều kiện áp dụng

* Ưu điểm

- Được sử dụng để đánh giá các tài sản có tiềm năng phát triển.

- Đây là phương pháp thích hợp để đưa ra mức giá khi thực hiện đấu thầu. - Phương pháp này mô phỏng lại cách thức phân tích, đánh giá các cơ hội đầu tư vào tài sản. Vì vậy, nó có giá trị quan trọng để dịch vụ về chi phí xây dựng và tiền cho thuê khi thực hiện dự án phát triển BĐS.

* Nhược điểm

- Khó khăn trong việc xác định sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất. - Chi phí và giá bán có thể bị thay đổi tuỳ theo các điều kiện của thị trường. - Giá trị cuối cùng rất nhạy cảm đối với các tham số về chi phí và giá bán. - Phương pháp này khơng tính đến giá trị thời gian của tiền.

* Điều kiện áp dụng

- Phù hợp khi định giá tài sản có u cầu về sự phát triển khơng phức tạp. Các yếu tố ước tính liên quan đến giá bán, giá cho thuê và chi phí đạt độ tin cậy cao.

- Thẩm định viên phải có nhiều kinh nghiệm về phát triển và tiềm năng tài sản để xác định đúng giá trị.

- Đối tượng là những tài sản có sự phát triển hay có tiềm năng để phát triển. Tài sản có thể được coi là có tiềm năng phát triển khi một bộ phận giá trị tiềm năng có thể được thể hiện bằng sự đầu tư vốn vào bất động sản đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác định giá tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (lienvietpostbank) và một số giải pháp (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)