Khái quát chung về đánh giá năng lực logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Trên thế giới hiện có rất nhiều những quan điểm khác nhau về năng lực logistics (LP) tùy từng mục đích nghiên cứu. Theo Chow, Heaver và Henriksson (1993), các nhà nghiên cứu luôn gặp khó khăn trong việc xác định LP do các công ty thường có nhiều mục tiêu mâu thuẫn. Định nghĩa thường được sử dụng đó là trích dẫn từ Mentzer và Konrad (1991), theo đó, định nghĩa LP là hiệu suất và hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động. Định nghĩa này được Fugate, Mentzer và Stank (2010) tiếp tục mở rộng theo nhiều chiều và được định nghĩa là mức độ hiệu quả, hiệu suất và sự khác biệt liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu logistics giữa các đối thủ cạnh tranh. Từ khía cạnh khác, Neely, Gregory và Platts (2005) nhìn nhận từ góc độ tiếp thị rằng hiệu suất thể hiện ở mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, trong khi đó hiệu quả là tài chính doanh nghiệp được sử dụng như thế nào khi cung cấp một mức sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, sự khác biệt được định nghĩa là khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua tính độc đáo của các dịch vụ logistics (Langley & Holcomb, 1992). Nói cách khác, LP giúp các công ty có thể xác định năng lực logistics của họ như là một nghiên cứu chuẩn cho các ngành công nghiệp hoặc quốc gia để duy trì tính cạnh tranh trong thời gian ngắn và dài hạn.

Với những vai trò kể trên, việc xác định, đánh giá năng lực logistics đóng vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ dưới góc độ của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc xác định năng lực hiện tại của doanh nghiệp mình để đề ra những chiến lược ngắn và dài hạn hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Không những thế, dưới góc độ của Chính phủ, đây là công cụ đắc lực, nhằm đánh giá năng lực

16

một ngành, cụ thể ở đây đó là logistics – ngành chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, xác định những tồn tại, hạn chế của ngành, những yếu kém cần phải khắc phục để từ đó đề xuất các kế hoạch hành động sao cho hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nói riêng, cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia nói chung.

Chính vì tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực logistics mà các nhà nghiên cứu đã thiết lập rất nhiều những mô hình, các phương pháp khác nhau để xác định năng lực logistics của từng quốc gia. Theo Kwok Hung Lau (2011), tác giả đã đưa ra khái niệm GLPI để đánh giá năng lực logistics của một quốc gia. GLPI được hiểu là chỉ số năng lực logistics xanh của quốc gia. Dựa trên chỉ số GLPI có thể tạo điều kiện và khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư vào logistics xanh nhiều hơn. Điều này sẽ giúp làm giảm tác động tiêu cực của hoạt động logistics đối với môi trường.

Trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng với nồng độ CO2 trong không khí tương đối cao, các tác giả Enzo BarberioMariano et al. (2016) cũng đã nghiên cứu và đưa ra chỉ số LCLPI. Tác giả nhấn mạnh về tầm quan trọng của hoạt động logistics xanh, ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, hay phát thải ít khí các-bon-nic/không các-bon-nic ra môi trường. Nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ giữa năng lực logistics, được đo bằng chỉ số năng lực logistics và lượng phát thải CO2 từ các phương tiện vận tải.

Tính đến nay, trên thế giới đã tồn tại khá nhiều những phương pháp đo lường, đánh giá năng lực logistics của từng quốc gia. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chỉ có bộ chỉ số năng lực logistics được công bố bởi cơ quan Ngân hàng thế giới là được sử dụng phổ biến, là công cụ đắc lực nhất hiện nay khi đánh giá năng lực logistics của một quốc gia bất kỳ. Chính vì thế, bộ chỉ số LPI được cung cấp bởi WB càng ngày càng trở thành công cụ được sử dụng thường xuyên ở mỗi quốc gia trong việc đánh giá năng lực logistic, phục vụ cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư trên thế giới trong quá trình nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistics của từng quốc gia.

17

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)