Tăng cường sự kết nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 101 - 108)

trong lĩnh vực logistics

Việc tổ chức đối thoại giữa các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Ví dụ, theo thống kê của VCCI, trong vòng một năm kể từ ngày Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp tháng 4/2016 đã có hơn 1000 kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đã được tiếp nhận và chuyển tới các cơ quan nhà nước và đã có 850 kiến nghị được xử lý, giải quyết, trả lời, đạt tỷ lệ 77.4%. Các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tập trung vào các nhóm vấn đề: Về cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Về tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Về bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; Về giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam đang là một nền kinh tế có chi phí kinh doanh lớn nhất trong khu vực cả về chính thức và không chính thức. Theo một báo cáo năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản ở mức cao so với các nước trong cùng khu vực như Singapore hay Malaysia. Chi phí nộp thuế cao nhất so với ASEAN 4, ở mức 39.1% lợi nhuận, cao hơn hai lần so với Singapore. Tương tự như vậy, chi phí tuân thủ chứng từ xuất khẩu cũng ở mức cao nhất, gấp gần bốn lần so với Singapore và hơn ba lần so với Philippines. Chi phí về logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Chẳng hạn: chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng 100km), đắt gấp ba lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc về Việt Nam.

91

thoại, tăng cường sự kết nối giữa Nhà nước và các doanh nghiệp thông qua các diễn đàn cần phải đẩy mạnh hơn nữa.

Diễn đàn Logistics thường niên đã được tổ chức 04 lần, (từ tháng 3/2011), là một cơ hội rất tốt cho phía các cơ quan Chính phủ gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp logistics xuất nhập khẩu nói chung. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp logistics phản ánh những vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện, bao gồm cả vấn đề liên quan đến chính sách, sửa đổi văn bản. Làm thế nào để phát huy vai trò của diễn đàn logistics Việt Nam và thiết lập cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp dịch vụ logistics là một yêu cầu quan trọng được đặt ra trong bối cảnh cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các bên để giải quyết những vấn đề vướng mắc và đạt được các mục tiêu đề ra.

Việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu và cơ hội giao thương, đầu tư trong lĩnh vực logistics cần được thực hiện không chỉ trong khuôn khổ các diễn đàn logistics thường niên mà cần được thực hiện liên tục trong hệ thống thông tin, dữ liệu được chia sẻ một cách an toàn, công khai, minh bạch và hiệu quả trên một cổng thông tin hoặc trang tin điện tử logistics chính thức do một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Kinh nghiệm của các nước có lĩnh vực logistics phát triển:

- Tại nhiều nước trên thế giới, các diễn đàn quốc gia về logistics được tổ chức thường niên (Hoa Kỳ, Ấn Độ...) hoặc hai mùa trong năm (gọi là các diễn đàn mùa xuân, mùa thu như ở Vương Quốc Anh). Tất cả các diễn đàn này đều có kênh tương tác trực tuyến (trang tin điện tử/cổng thông tin) để trao đổi thông tin với những người liên quan.

- Các diễn đàn cũng là nơi trưng cầu ý kiến của các bên liên quan để đưa ra các quyết sách lớn trong lĩnh vực logistics. Ví dụ, tại Pháp, diễn đàn quốc gia về logistics đã được thành lập trong năm 2015 sau một sáng kiến của Quốc hội, và trong tháng 3-2016, Chính phủ Pháp đã phê chuẩn chiến lược cho ngành logistics đến năm 2025 (France Logistique 2015) tập trung vào sáu lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, tối ưu hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, thành lập hội đồng giám sát hoạt động logistics.

92

Diễn đàn logistics cần được hiểu rộng hơn nghĩa là một hội thảo tổ chức thường niên với sự tham gia của các bên liên quan, mà cần hiểu như một cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vụ việc cụ thể thông qua diễn đàn trực tuyến và một bộ phận chuyên trách về logistics tại Bộ Công Thương.

Các vấn đề tồn tại trong lĩnh vực logistics của Việt nam cần được khắc phục thông qua cơ chế diễn đàn logistics thường niên và trực tuyến dựa trên kinh nghiệm của các nước đã thực hiện thành công diễn đàn này. Do đó, trong thời gian tới cần phát huy vai trò của diễn đàn logistics quốc gia tại Việt Nam như sau:

-Mở rộng phạm vi, thu hút sự tham gia của cả các doanh nghiệp dịch vụ logistics và nhà đầu tư quốc tế tại Diễn đàn Logistics Việt Nam thông qua việc đổi mới, nâng cao hiệu quả của diễn đàn và phát huy vai trò lan tỏa của công tác truyền thông về diễn đàn.

-Thiết lập cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vụ việc cụ thể thông qua diễn đàn trực tuyến và một bộ phận chuyên trách về logistics tại Bộ công thương.

-Đưa diễn đàn logistics thường niên trở thành nơi trưng cầu ý kiến của các bên liên quan để đưa ra các quyết sách lớn trong lĩnh vực logistics.

-Tổ chức được các buổi kết nối chuyên sâu theo cụ thể giữa doanh nghiệp - doanh nghiệp, doanh nghiệp với các tác nhân khác trong lĩnh vực logistics.

93

KẾT LUẬN

Nhờ vào sự ra đời của chỉ số năng lực quốc gia về logistics của Ngân hàng thế giới công bố hai năm một lần từ năm 2007 trong báo cáo “Kết nối để cạnh tranh – logistics trong nền kinh tế toàn cầu”, chúng ta đã có một đánh giá tổng quát hơn về năng lực logistics của từng quốc gia cũng như trong sự tương quan với các nước khác trên thế giới. LPI đã tập trung đánh giá về 6 tiêu chí về năng lực logistics: hải quan, cơ sở hạ tầng logistics, dịch vụ logistics, gửi hàng quốc tế, theo dõi hàng hóa và thời gian giao nhận. Dựa trên số liệu nghiên cứu về chỉ số LPI được công bố của Ngân hàng thế giới, luận văn có thể đưa ra một số kết luận về năng lực logistics của Việt Nam như sau:

Thứ nhất, mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển logistics tuy nhiên xếp hạng

cũng như điểm số LPI của Việt Nam vẫn còn thua kém, chứng tỏ năng lực logistics của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Đặc biệt là sự giảm thứ hạng về chỉ số LPI năm 2016 cũng cho thấy rằng, mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện về chất lượng ngành logistics nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự kì vọng của những chuyên gia đầu ngành về logistics trên toàn thế giới về năng lực logistics của Việt Nam.

Thứ hai, tác giả rút ra được một số hạn chế trong năng lực logistics của nước

ta về cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ và sự kết nối; về chất lượng dịch vụ logistics thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics còn kém và chi phí logistics còn cao; về vận tải biển thì còn thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải biển và một số cảng biển đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất; hải quan Việt Nam còn chưa tối ưu hóa được lợi ích của hệ thống VNACCS và vẫn tồn tại nhiều vấn đề thiếu minh bạch, quan liêu, tham nhũng.

Thứ ba, từ những hạn chế đó người viết đưa ra được các đề xuất để hoàn thiện

chỉ số LPI như: hoàn thiện khung pháp lý về logistics, tăng cường cải cách trong lĩnh vực hải quan, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics, tăng cường sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với các cơ quan quản lý

94

Nhà nước, cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng logistics và đẩy mạnh giáo dục, đầu tư nguồn nhân lực logistics.

Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần cùng nhau nỗ lực để cải thiện chỉ số LPI, từ đó không những nắm bắt được những cơ hội đầu tư từ các quốc gia khác vào ngành logistics nước nhà mà còn tạo điều kiện cho sự giao thương hàng hóa trong và ngoài nước phát triển.

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Đình Đào. Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hương và Phạm Thị Minh Thảo (2011), “Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở

Việt Nam”, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân

2. Hoàng Văn Châu (2009), Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, Nxb. Thông tin và truyền thông

3. Lâm Trần Tấn Sĩ và Phan Nguyễn Trung Hưng, 7/2015, Báo cáo Ngành

Logistics – đón đầu cạnh tranh và tăng trưởng, FPT Securities

4. Lê Thị Xuân, 31/12/2015, Báo cáo ngành Logistics Việt Nam, phòng Nghiên cứu chiến lược và phát triển kinh tế Ngân hàng Liên Việt Postbank

5. Nguyễn Duy Long, 2014, Đề án chuyên ngành Giải pháp phát triển nguồn

nhân lực logistics tại Việt Nam, khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế

quốc dân.

6. Nguyễn Thị Lê Hằng Khoa Kinh tế trường đại học hàng hải Việt Nam, 2017,

Đánh giá năng lực logistics của Việt Nam thông qua chỉ số LPI, Tạp chí Khoa học

– Công nghệ hàng hải số 49 tháng 1/2017 trang 87

7. Phạm Thị Thanh Bình (2009), Ba xu hướng phát triển của Logistics trên thế

giới, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

8. Vũ Thị Phương Thúy, 5/2011, khóa luận tốt nghiệp Đề xuất kế hoạch hành

động logistics của Việt Nam, khoa Thương Mại Quốc Tế, trường Đại học Ngoại Thương.

II. Tài liệu tiếng Anh

9. Donald F. Wood, Anthony Barone, Paul Murphy và Daniel L. Wardlow (1995), International Logistics, Chapman & Hall

10. Douglas M. Lambert (1998), Fundamentals of Logistics Management, 1998 11. Garland Chow, Trevor D. Heaver, Lennart E. Henriksson (1994), Logistics

performance: Definition and Measurance, International Journal of Physical

Distribution & Logistics Management, Vol. 24 Issue: 1, pp.17-28

12. Hasnida Zakaria, Suhaiza Zailani, Yudi Fernando (2010), Moderating Role

96

Service Quality, Operations and Supply Chain management Vol. 3, No. 3, September 2010, pp. 134-147

13. Kwok Hung Lau (2011), Benchmarking green logistics performance with

a composite index, Benchmarking: An International Journal, Vol. 18 Issue: 6, pp.873-896

14. Ma Shou (1999), Logistics and Supply Chain Management, World Marintime University 15. Paul Amos (2007), Responding to Global Logistics Trends with a National

Logistics Strategy, World Bank

16. Ruth Banomyong (2011), Logistics Performance Measurement in Thailand,

Thammasat University

17. Ruth Banomyong, P. Cookb and P. Kentb (2008), Formulating Regional

Logistics Development Policy - The Case of ASEAN, Thammasat University

18. Tomi Solakivi, Lauri Ojala, Juuso Tӧyli, Hanne-Mari Hӓlinen, Harri Lorentz, Karri Rantasila and Tapio Naula (2009), Finland State of Logistics,

Ministry of Transport and Communications Finland

19. Tuanjai Somboonwiwat, Duangpun Kritchanchai, Thananya Wasusri, Chatchalee Ruktanonchai (2006), Supply Chain and Logistics Management in

Thailand SMEs, 7th Asia Pacific Industrial Engineering and Management Systems

Conference

20. World Bank 2007, 2010, 2012, 2014, 2016, Connecting to Compete Trade Logistics in Global economy

21. World Economic Forum, 2012 – 2017, Global Competitive Report

III. Tham khảo trên các Website

22. Nguyễn Duy Khánh (2014), Bất cập Hải quan tự động, Báo Sài Gòn Đầu tư tài chính, http://saigondautu.com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/bat-cap-hai-quan-tu- dong-20466.html, ngày truy cập 05/01/2018

23. Enzo BarberioMariano, José Alcides GobboJr, Daisy Aparecida do Nascimento Rebelatto (2016), CO2 emissions and logistics performance: a composite index proposal,

https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2016.05.084, ngày truy cập 05/01/2018

97

bien/nhan-luc-logistics-van-de-mau-chot-de-phat-trien-logistics-viet-nam- 1773.aspx, truy cập ngày 05/01/2018

25. Nguyễn Hoàng Hải (2017), Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

ngành Logistics Việt Nam, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam,

http://khucongnghiep.com.vn/nghiencuu/tabid/69/articleType/ArticleView/articleId/ 1915/Default.aspx, truy cập ngày 06/01/2018

26. Lưu Vũ (2015), Hệ thống VNACCS/VCIS: Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, Báo Lạng Sơn Online, http://baolangson.vn/tin-bai/Kinh-te/he-thong-vnaccs-vcis-mang-lai-nhieu- loi-ich-cho-doanh-nghiep/30-29-84247, truy cập ngày 06/01

27. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Phát triển hạ tầng giao thông nhằm nâng cao

hiệu quả logistics tại Việt Nam, Tạp chí điện tử của Bộ giao thông vận tải,

http://www.tapchigiaothong.vn/phat-trien-ha-tang-giao-thong-nham-nang-cao-hieu- qua-logistics-tai-viet-nam-d19417.html, truy cập ngày 08/01/2018

28. Ngọc Quỳnh (2015), Một năm triển khai hệ thống VNACCS/ VCIS lợi ích

thiết thực đã được khẳng định, Tạp chí điện tử Tài chính,

http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/su-kien-tai-chinh/mot-nam-trien-khai-he- thong-vnaccs-vcis-loi-ich-thiet-thuc-da-duoc-khang-dinh-59835.html, truy cập ngày 08/01/2018

29. Phượng Diễm (2015), Hải quan Việt Nam triển khai thành công Hệ thống

VNACCS/VCIS, Báo hải quan Việt Nam,

https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=23034&Category=Tin% 20n%E1%BB%95i%20b%E1%BA%ADt, truy cập ngày 08/01/2018

30. Hoàng Thọ Xuân, Phạm Văn Kiệm (2015), Thực trạng hệ thống trung tâm

logistics tại Việt Nam, Cổng thông tin logistics Việt Nam,http://www.vlr.vn/vn/news/img/chuoi-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)