Triển khai kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 98 - 101)

triển dịch vụ logistics hiệu quả

Trong thời gian tới, nhu cầu về dịch vụ logistics trọn gói, chất lượng cao, phạm vi toàn cầu sẽ ngày càng tăng. Nhận thức được vai trò của dịch vụ logistics, theo kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan cũng đã xây dựng Kế hoạch phát triển logistics và thành lập các cơ quan giúp Chính phủ phát triển ngành dịch vụ logistics. Thái Lan cũng đã xây dựng Chiến lược phát triển logistics 2007-2011 và sau đó đã xây dựng tiếp Chiến lược phát triển logistics tới 2020 với mục tiêu là phát triển Thái Lan thành trung tâm dịch vụ logistics của các nước Đông Dương. Ngoài ra, trong thời gian qua, Việt Nam chúng ta chưa có chiến lược toàn diện phát triển dịch vụ logistics cho thời gian tới khi thực hiện AEC và các FTA thế hệ mới. Hơn thế nữa,

88

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics nói riêng và dịch vụ logistics nói chung của Việt Nam còn thấp và giảm về thứ bậc so với thế giới. Do đó, Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 200/QĐ-TTg Kế hoạch hành động về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics. Một chương trình hành động thực tế, có mục tiêu cụ thể và được triển khai nghiêm túc sẽ không chỉ giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới, mà còn giúp cho ngành logistics phát triển bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ những sự cố không mong muốn và phản ứng nhanh với các sự cố trong chuỗi cung ứng, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không chỉ hấp dẫn với chi phí lao động cạnh tranh hay thị trường rộng lớn mà còn là nơi có hoạt động thương mại thuận lợi. Đây là bước đi quan trọng cho việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics của nước ta trong thời gian tới, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra.

Các nhiệm vụ chính được đề cập trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 bao gồm 6 nhóm như sau:

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics - Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics

- Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ - Phát triển thị trường dịch vụ logistics

- Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực - Các nhiệm vụ khác

Các nhiệm vụ nêu trong kế hoạch hành động bao gồm cả hoạt động mang tính vĩ mô lẫn hoạt động cụ thể. Mỗi hoạt động đều có chỉ ra các đơn vị đầu mối, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp, thời gian phải hoàn thành.

Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 của Chính phủ đã tạo nền tảng để Nhà nước và doanh nghiệp cùng triển khai những công việc lớn, tạo đà cho ngành logistics phát

89

hành động được triển khai một cách hiệu quả thực sự. Để làm được điều đó, tác giả đề xuất một số biện pháp sau:

-Các cơ quan được phân công cần thực hiện một cách nghiêm túc các nhiệm vụ được giao, cụ thể, Bộ Công Thương đóng vai trò chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện kế hoạch hành động này; đề xuất cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch hành động này. Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, đề xuất sửa đổi, bổ sung kế hoạch hành động khi cần thiết; báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ, ngành xây dựng, tổ chức thẩm định, phê duyệt, bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo phân cấp và quy định của pháp luật hiện hành để triển khai các nhiệm vụ. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình phát triển dịch vụ logistics tại địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ logistics của địa phương mình, phê duyệt và bố trí ngân sách để triển khai thực hiện theo quy định.

-Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA) – đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp logistics cũng cần đóng vai trò chủ đạo, đưa ra các định hướng cho các doanh nghiệp để sao cho thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả, đảm bảo thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong đó có mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics trong khu vực, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, phát triển các doanh nghiệp mạnh đủ sức cạnh tranh quốc tế, hướng tới xuất khẩu logistics. Theo đó, VLA sẽ tham gia đóng góp vào công tác quy hoạch các trung tâm logistics; phát triển dịch vụ logistics với các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia; tích cực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics thông qua đơn vị có chức năng đào tạo trực thuộc VLA, cũng như phối hợp với các trường đại học có đào tạo nhân lực ngành logistics về công tác này. Đồng thời, VLA cũng sẽ tăng cường kết nối với cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội logistics thuộc ASEAN… để nâng cao năng lực phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam từng bước tiến lên chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển các dịch vụ tích hợp 3PL, 4PL, phát triển logistics thương mại điện tử.

90

-Các doanh nghiệp logistics cũng cần phải liên tục hoàn thiện mình, cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành một mắt xích hiệu quả trong chuỗi cung ứng cùng các doanh nghiệp có tầm cỡ trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)