Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 86 - 91)

 Cơ sở hạ tầng giao thông

Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập hệ thống giao thông quốc gia cũng phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực vận tải nói riêng, năng lực logistics nói chung, từ đó nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế và thương mại quốc tế. Để đảm bảo

76

nâng cao hiệu quả logistics qua việc phát triển hạ tầng giao thông cần sự đầu tư đồng bộ của Chính phủ vào chất lượng hạ tầng giao thông, trong đó có chất lượng hạ tầng đường bộ, cảng biển, gia tăng tính kết nối với các tuyến vận tải quốc tế, từ đó góp phần cải thiện các chỉ số về năng lực logistic của Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.

Theo Ngân hàng Thế giới, tác động về cải thiện hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics tác động đáng kể thời gian, chi phí và tính chắc chắn trong logistics và thương mại quốc tế. Do vậy, từ thực trạng hạ tầng giao thông và năng lực logistics của Việt Nam như đã phân tích ở các phần trên, tác giả có một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, cần nâng chuẩn đường bộ của Việt Nam đảm bảo việc phát triển vận tải đa phương thức để giảm chi phí, giảm thời thời gian giao hàng và rủi ro trong vận chuyển. Hiện nay, trong thương mại quốc tế, container 40, 48 hoặc thậm chí 53 feet được sử dụng phổ biến tuy nhiên hệ thống quốc lộ của Việt Nam còn nhiều nút thắt không cho phép các xe container từ 40 feet chở đủ tải. Nếu không nâng chuẩn chịu tải của đường bộ và các cầu thì sẽ khiến Việt Nam tiếp tục tụt hậu và khó có thể hội nhập trong lĩnh vực vận tải và logistics quốc tế.

Thứ hai, cần phải quy hoạch mạng lưới đường bộ, phối hợp với đường sắt để kết nối các cảng biển chính với các khu công nghiệp và các thành phố lớn. Hiện nay, Việt Nam có các cụm cảng chính là Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng và cụm cảng TP. Hồ Chí Minh với nhóm cảng Cái Mép - Thị Vải đảm nhiệm việc vận chuyển hơn 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Như vậy, cần tập trung đầu tư nâng cấp cho QL5 nối cảng Hải Phòng với vùng kinh tế phía Bắc và QL51 nối cụm cảng Thị Vải - Cái Mép với khu vực kinh tế phía Nam. Bên cạnh nâng chuẩn đường bộ thì cần có sự ưu tiên xây dựng các tuyến đường sắt bởi đường sắt có năng lực chuyên chở lớn, tốc độ vận chuyển nhanh và có khả năng kết nối với các nước ASEAN khi hệ thống đường sắt xuyên Á được triển khai. Trước mắt ưu tiên phát triển tuyến đường sắt kết nối cụm cảng Cái Mép - Thị Vải với TP. Hồ Chí Minh - nơi tập trung các khu công nghiệp lớn nhất và TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây, đồng thời nâng cấp tuyến đường sắt kết nối Hà Nội với cảng Hải Phòng, cảng

77

phát triển đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435mm hoặc đường kết hợp khổ 1.435mm và 1.000mm để tăng tính an toàn cho hệ thống đường sắt quốc gia, đồng thời sẵn sàng cho khả năng kết nối với mạng đường sắt quốc tế.

Thứ ba, tăng cường phát triển vận tải đường sông và các tuyến vận tải ven biển. Mặc dù có bờ biển dài, mạng lưới sông ngòi kết nối khá hoàn chỉnh nhưng phương thức vận tải rẻ là đường sông và ven biển chưa thật sự phát triển. Việc đầu tư cho các tuyến vận tải ven biển sẽ giúp giảm tải cho QL1, nhất là trong việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, giảm sự tắc nghẽn trên các quốc lộ nối đồng bằng sông Cửu Long với các trung tâm kinh tế và các cảng biển quốc tế. Hiện tại, Bộ GTVT đang đẩy mạnh việc phát triển các tuyến vận tải biển gần bờ để kết nối các khu vực kinh tế trong nước bằng phương thức vận tải biển, giúp giảm tải cho hệ thống đường bộ và giảm chi phí vận chuyển.

Thứ tư, tăng cường phát triển hệ thống cảng biển thành các trung tâm logistics lớn có tầm quốc gia và khu vực. Như đã đề cập ở trên, hiện chưa có cảng biển nào của Việt Nam có các trung tâm logistics và trung tâm phân phối tầm cỡ khu vực cung cấp các dịch vụ logistics tích hợp và dịch vụ logistics giá trị gia tăng. Xu hướng phát triển của các cảng biển lớn hiện nay là trở thành điểm kết nối vận tải biển với các phương thức vận tải khác để các cảng biển trở thành các trung tâm logistics và trung chuyển cho khu vực. Nếu kết nối được các cảng với các cửa khẩu đường bộ thì sẽ tăng sức hút cho các cảng biển của Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ trung chuyển, nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, với hạ tầng giao thông thuận lợi thì Việt Nam sẽ có lợi thế khai thác dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức cho hàng hóa ngoại thương của Lào, Campuchia qua các cảng biển của Việt Nam.

Cuối cùng, quán triệt việc thực hiện nghiêm túc quyết định 1734/QĐ-TTg của Thủ tướng, quyết định về việc phê duyệt đề án “Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực” với các nội dung như sau:

- Phát triển kết cấu hạ tầng trong nước kết nối với hạ tầng khu vực đảm bảo phù hợp và thực hiện các cam kết của Kế hoạch tổng thể kết nối các Quốc gia Đông

78

Nam Á (ASEAN) nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành Cộng đồng ASEAN và các chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), đảm bảo tính đồng bộ, liên thông trong từng lĩnh vực, công trình và trong toàn bộ hệ thống hạ tầng trong nước kết nối với khu vực.

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ, phát triển hệ thống hạ tầng thông minh, đặc biệt là đối với các công trình có giá trị sử dụng lâu dài. Chú trọng áp dụng các biện pháp tiên tiến trong tổ chức khai thác, sử dụng và phát triển các dịch vụ hạ tầng nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư và hiệu quả của toàn hệ thống kết cấu hạ tầng trong nước kết nối với mạng lưới hạ tầng trong khu vực.

- Đổi mới tư duy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư công, thực hiện phân bổ và sử dụng nguồn lực theo nguyên tắc thị trường Nhà nước tập trung đầu tư vào công tác quy hoạch, đầu tư giải phóng mặt bằng, đầu tư hỗ trợ để tăng tính thương mại của các dự án kết cấu hạ tầng, đồng thời Nhà nước dành nguồn vốn thích đáng đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng khó huy động các nguồn lực xã hội.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, phương thức đầu tư, kinh doanh, quản lý để huy động tổng thể các nguồn lực từ các khu vực ngoài Nhà nước vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng Nhà nước từng bước chuyển từ đầu tư trực tiếp sáng tạo môi trường, chia sẻ rủi ro với khu vực tư nhân trong xây dựng kết cấu hạ tầng trên cơ sở hợp tác công - tư. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế như ADB, WB, JICA... cũng như của các nhà tài trợ trong phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình hội nhập và kết nối hạ tầng trong ASEAN; tăng cường liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ASEAN để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ.

79

Hướng tới năm 2020 đảm bảo cơ bản hình thành khung kết nối hạ tầng ASEAN theo chương trình tổng thể kết nối ASEAN, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đồng thời kết nối được một cách tương đối đồng bộ mạng hạ tầng trong nước với khung hạ tầng kết nối khu vực ASEAN, nhất là các tuyến trục chính thuộc các hành lang Đông Tây. Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông trong nước, gắn kết chiến lược phát triển giữa các ngành nhằm phát triển vận tải đa phương thức, đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ kết nối Đông Nam Á tới Ấn Độ Dương. Hài hòa hóa một bước căn bản về các chính sách thương mại, đầu tư và xuất nhập cảnh với các quốc gia trong khu vực đảm bảo giao thương thuận lợi, nâng cao hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng kết nối khu vực nói riêng.

 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Hạ tầng công nghệ thông tin là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của logistics. Bài học có thể thấy rõ nhất từ thành công của Singapore, quốc gia có một nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện và rộng khắp trong các hoạt động kinh tế, trong đó có logistics. Sức mạnh của công nghệ thông tin trong trường hợp của Singapore được minh chứng bằng các đánh giá rất cao về năng lực thực thi logistics, khả năng truy xuất đơn hàng, sự thuận lợi trong các khâu thủ tục và tính kết nối với hệ thống logistics toàn cầu. Vì vậy để thực thi thành công chiến lược phát triển logistics, Chính phủ cần phải xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin quốc gia nhằm phục vụ nền kinh tế xã hội nói chung và logistics nói riêng. Hạ tầng cơ sở thông tin phục vụ cho hoạt động logistics bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống internet...

Quan trọng hơn, Chính phủ phải xây dựng hệ thống chuẩn quốc gia về dữ liệu để xây dựng được hệ thống dữ liệu đầy đủ, có khả năng truy xuất và liên kết dữ liệu của tất cả các ngành kinh tế. Việc này cho phép dịch vụ logistics có thể tiếp cận và kết nối với các hoạt động khác của nền kinh tế, vừa nâng cao hiệu quả logistics, vừa tạo khả năng mở rộng và phát triển thị trường logistics trong nước. Đồng thời, dữ liệu, thông tin được chuẩn hóa hướng tới những chuẩn mực chung của khu vực và

80

suất băng thông, gia tăng tốc độ đường truyền và nâng cấp các thiết bị đầu cuối đạt chuẩn thì mới tạo được khả năng hỗ trợ logistics Việt Nam tham gia vào hệ thống logistics của khu vực và thế giới. Không chỉ khuyến khích mà Chính phủ cần phải có các quy định bắt buộc ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics. Các cơ quan chính phủ, các Bộ/Ban/Ngành phải là các đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Kèm theo các quy định bắt buộc, Chính phủ có thể hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp thực hiện và áp dụng qua việc cung cấp phần mềm quản lý, cung cấp thiết bị kết nối cơ bản và cung cấp các khóa đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp.

Thương mại điện tử là xu thế đang phát triển ngày càng mạnh trong hoạt động thương mại quốc tế nên Chính phủ cần quan tâm quản lý và hỗ trợ hoạt động này. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển, tạo một môi trường an toàn trong thương mại điện tử, đặc biệt là thanh toán trực tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)