Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 63)

Hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.

Theo khảo sát nhỏ của VLA thực hiện trong năm 2017 về Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) trong các doanh nghiệp logistics, các doanh nghiệp thực hiện khảo sát cho biết:

- Công nghệ thông tin đã có bước phát triển giúp đa dạng kênh bán hàng và phân phối đến người tiêu dùng được thuận tiện hơn.

- Phương pháp EDI để gửi và nhận dữ liệu thông tin giữa các doanh nghiệp logistics và hải quan mới được áp dụng và chưa đạt hiểu quả. Vấn đề định vị vị trí phương tiện vận tải GPS cũng chưa được đem lại hiệu quả tối đa đối với vận hành các phương tiện vận tải đường bộ

- Hạ tầng CNTT rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức và chưa có kết nối, thiếu nhiều ứng dụng và không đồng bộ;

- Hạ tầng CNTT có cải thiện nhưng chưa như mong đợi;

- Hạ tầng CNTT tạm ổn trong quy mô nhỏ nhưng sẽ không theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử.

Khảo sát chuyên sâu của VLA về ứng dụng hệ thống CNTT tại một số doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy, các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng IT đối với ngành logistics, tuy nhiên, do tỉ suất đầu tư lớn dẫn đến các hạng mục IT của doanh nghiệp (Hệ thống quản lý giao nhận (FMS), quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS), quản lý nguồn lực (ERP) được thực hiện manh mún, không mang tính hệ thống được tiến hành đầu tư theo các nhu cầu của từng bộ phận nghiệp vụ riêng biệt và được cung cấp bởi các công ty giải pháp khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)