1.3.1 Giới thiệu tổng quan về bộ chỉ số năng lực quốc gia về logistics LPI
Chỉ số LPI (logistics performance index) là chỉ số năng lực quốc gia về logistics được Ngân hàng thế giới giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2007 trong báo cáo “Kết nối để cạnh tranh – Logistics trong nền kinh tế toàn cầu”. Sự ra đời của bộ chỉ số LPI lúc bấy giờ đã trở thành một công cụ cực kỳ đắc lực, giảm bớt sự khan hiếm các chỉ số đánh giá và đặc biệt là đánh giá hiệu quả hoạt động logistics tại các quốc gia, giúp giảm bớt những khó khăn đối với nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan trong khu vực tư nhân khi định lượng những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình kết nối với thị trường toàn cầu, đúng như lời mà ông Danny Leipziger - Phó chủ tịch và người đứng đầu cơ quan Giảm nghèo và Quản lý kinh tế đã nói trong lần đầu ra mắt ấn phẩm “Kết nối để cạnh tranh” năm 2007: “Chúng tôi hy vọng rằng sáng kiến này sẽ là một bổ sung có giá trị cho bộ công cụ đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cho phép các quốc gia đánh giá hiệu quả hoạt động của họ trong lĩnh vực logistics quan trọng này và sẽ thúc đẩy tăng trưởng, giảm đói nghèo và phát triển kinh tế”.
Chỉ số LPI được tổng hợp dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát ý kiến của gần 1000 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải, chuyên chở quốc tế trên thế giới về môi trường logisitics của hơn 150 quốc gia. Trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức của mình, các chuyên gia sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi để đánh giá các nhân tố cấu thành LPI theo thang điểm 5, trong đó điểm 1 tương ứng với mức kém nhất và điểm 5 tương ứng với mức tốt nhất. Các câu hỏi được thiết kế trên nền tảng website, do đó, mỗi chuyên gia được mời tham gia đánh giá sẽ phải trả lời toàn bộ các câu hỏi theo thứ tự trên website chính thức về LPI của Ngân hàng thế giới WB. Câu trả lời sẽ được thu thập và xử lý theo một công thức nhất định.
Trong lần đầu giới thiệu, chỉ số LPI bao gồm 7 yếu tố cấu thành. Bao gồm: -Hiệu quả quá trình thông quan
-Chất lượng cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin logistics -Sự thuận tiện khi gửi hàng quốc tế
18
-Khả năng theo dõi và tìm kiếm hàng hóa -Chi phí logistics nội địa
-Thời gian giao hàng
Năm 2010, sau khi xem xét các phản hồi của nhóm các nhà nghiên cứu, nhà lập chính sách và người sử dụng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số thay đổi về chỉ số LPI. Cụ thể, nhân tố cấu thành chỉ số LPI được rút ngắn còn 6 tiêu chí gọi là LPI quốc tế. Cụ thể đó là các tiêu chí sau:
Hiệu quả của quy trình thông quan
Chất lượng cơ sở hạ tầng logistics
Gửi hàng quốc tế
Chất lượng dịch vụ logistics
Khả năng theo dõi và tìm kiếm lô hàng
Thời gian giao hàng đảm bảo đúng hẹn
Tiêu chí “chi phí logistics nội địa” bị loại khỏi nhóm 7 tiêu chí sau lần giới thiệu đầu tiên. Bên cạnh đó, phạm vi của LPI được mở rộng sang mảng thứ 2 gọi là LPI nội địa, bao gồm nhiều thông tin chi tiết hơn về thủ tục hải quan, thời gian, chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa và an ninh hàng hóa tại biên giới giúp gia tăng chất lượng và phạm vi của chỉ số LPI, giúp cho việc thiết lập chính sách được tốt hơn. Các thông tin được bổ sung gồm có:
-Thời gian/Chi phí khi làm thủ tục nhập khẩu/xuất khẩu -Quản lý hải quan và quy trình làm thủ tục hải quan -Các biện pháp an ninh biên giới
-Chất lượng cơ sở hạ tầng và nhà cung cấp dịch vụ
Các thành phần này được lựa chọn dựa trên lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm và kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia logistics liên quan đến giao nhận hàng hóa quốc tế. Sáu tiêu chí này được phân chia thành 2 nhóm sau (Hình 1.1):
Lĩnh vực về quy định chính sách liên quan đến những yếu tố đầu vào chính của chuỗi cung ứng gồm: hải quan, cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics.
19
Đầu ra của việc thực hiện chuỗi cung ứng, liên quan đến các yếu tố của LPI về thời gian và độ tin cậy: tính kịp thời, vận chuyển quốc tế, sự theo dõi và tìm kiếm hàng hóa.
Hình 1.1: Nhóm đầu vào và đầu ra của chỉ số LPI
Nguồn: Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh – ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”
Bên cạnh những thay đổi trên, chỉ số LPI trong các lần giới thiệu sau đã mở rộng phạm vi của nhân tố cơ sở hạ tầng. Nếu như ở năm 2007, World bank chỉ chú trọng đến chất lượng của 2 yếu tố thuộc cơ sở hạ tấng đó là giao thông vận tải và dịch vụ viễn thông thì đến năm 2010, phạm vi của các yếu tố trên đã được mở rộng theo 2 hướng. Thứ nhất, yếu tố cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, kho bãi, thiết bị chuyển tải và công nghệ thông tin và truyền thông. Thứ hai, các chuyên gia được yêu cầu phải đánh giá cả năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics cốt lõi như các nhà khai thác dịch vụ vận tải, các nhà phân phối, các nhà giao nhận, cơ quan hải quan và các chủ hàng.
1.3.2 Phương pháp xây dựng bộ chỉ số LPI
Như đã nói ở trên, chỉ số LPI xây dựng dựa trên phân tích kết quả điều tra từ một hệ thống 34 câu hỏi dành cho các chuyên gia về lĩnh vực logistics trên toàn thế giới để đánh giá các tiêu chí thể hiện năng lực logistics của từng quốc gia. Trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm, bộ câu hỏi cũng được các nhà nghiên cứu dành rất nhiều tâm huyết để sao cho phản ánh được chính xác nhất năng lực logistics của mỗi đối tượng khảo sát, là tiền đề định hướng chiến lược cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Cụ thể, bộ câu hỏi được chia làm 3 phần. Trong đó:
20
Phần 1: Thông tin cơ bản của chuyên gia được khảo sát: Bao gồm các câu hỏi từ 1 đến 9 nhằm điều tra một số thông tin về công việc hiện tại của đối tượng khảo sát
Phần 2: Gồm các câu hỏi từ 10 đến 16 nhằm mục tiêu đánh giá LPI quốc tế Phần 3: Gồm các câu hỏi từ 17 đến 34 nhằm đánh giá LPI nội địa.
1.3.2.1 LPI quốc tế
Để thu thập dữ liệu về LPI quốc tế, các chuyên gia được yêu cầu trả lời các câu hỏi từ 10 đến 16. Mỗi cá nhân trả lời khảo sát được phép đánh giá tám thị trường nước ngoài trên sáu thành phần cốt lõi của hoạt động hậu cần. Tám thị trường được lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu quan trọng nhất của quốc gia nơi chuyên gia được hỏi đang làm việc. Phương pháp được sử dụng để lựa chọn nhóm nước thay đổi theo đặc điểm của quốc gia nơi người được hỏi đang làm việc, cụ thể như bảng dưới đây:
21
Bảng 1.1: Phương pháp lựa chọn thị trường đánh giá trong khảo sát LPI
Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp
Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập trung bình
Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập cao
Người trả lời làm việc tại quốc gia ven biển
Năm nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất
+ Ba nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất
Ba nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + Một nước đối tác nhập khẩu quan trọng
nhất
+ Bốn nước lấy ngẫu nhiên từ các nhóm nước sau: Châu Phi, Đông Á, Nam Á và Trung Á, các nước Mỹ Latinh, nhóm các nước OECD
Lấy ngẫu nhiên 2 nước từ danh sách 5 nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất và 5 nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất
+ Lấy ngẫu nhiên ở mỗi nhóm nước dưới đây 1 quốc gia:
a. Châu Phi
b.Đông Á, Nam Á và Trung Á c. Mỹ Latinh
d.Nhóm các nước OECD
+ Lấy ngẫu nhiên 2 nước trong nhóm các nước bên trên
Người trả lời làm việc tại quốc gia không tiếp giáp biển
Bốn nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất
+ Hai nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất
+ Hai nước cầu nối trung chuyển hàng hóa
Ba nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + Một nước đối tác nhập khẩu quan trọng
nhất
+ Hai nước là cầu nối trung chuyển hàng hóa + Hai nước chọn ngẫu nhiên từ nhóm các nước sau: Châu Phi, Đông Á, Trung Á, Mỹ
Latinh và nhóm các nước OECD
22
Các câu trả lời thu thập được từ cuộc khảo sát các chuyên gia sẽ được đưa vào xử lý bằng phương pháp Phân tích thành phần chính PCA. Đây là phương pháp được xử dụng thường xuyên khi các nhà thống kê phải đối mặt với bộ số liệu đa chiều. Đối với LPI quốc tế, đầu vào cho PCA là điểm trung bình của toàn bộ các câu trả lời của các chuyên gia ở mỗi câu hỏi trên một thị trường nhất định. Điểm số này được đơn giản hoá bằng cách lấy giá trị trung bình mẫu và chia cho độ lệch chuẩn trước khi tiến hành PCA. Các chỉ số đầu ra của PCA được nhân với trọng số như trong Bảng 1.2. Bằng cách này ta tính được điểm của từng yếu tố cấu thành LPI quốc tế. Vì trọng số của sáu chỉ số là tương đương nhau, do vậy, chỉ số LPI quốc tế tương đối gần với mức trung bình đơn giản của sáu chỉ số thành phần.Chỉ số LPI quốc tế cuối cùng chính là tổng điểm có tính đến trọng số của cả sáu yếu tố vừa được tính ở trên.
Bảng 1.2: Trọng số các yếu tố cấu thành LPI quốc tế
Yếu tố 2010 2012 2014 2016
Hải quan 0,42 0,41 0,40 0,41 Cơ sở hạ tầng 0,42 0,41 0,42 0,41 Vận tải quốc tế 0,37 0,40 0,40 0,41 Chất lượng và khả năng cạnh tranh của logistics 0,42 0,42 0,42 0,41 Khả năng theo dõi và tìm kiếm lô hàng 0,41 0,41 0,41 0,41 Thời gian giao hàng 0,40 0,40 0,40 0,40
Nguồn: Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu”, 2016
Khoảng tin cậy
Khoảng tin cậy được dùng để xây dựng giới hạn trên và dưới cho điểm LPI quốc tế của mỗi quốc gia để từ đó đưa ra được xếp hạng của quốc gia đó. Ở đây, tác giả đưa ra độ tin cậy của LPI vào khoảng 80% do vậy, ta có thể dễ dàng xác định khoảng tin cậy của chỉ số này theo công thức:
± ( . , )
23
S: sai số chuẩn của LPI ở mỗi quốc gia T: phân phối T-student
1.3.2.2 LPI nội địa
Phần thứ hai của công cụ khảo sát LPI là LPI nội địa, trong đó người trả lời cung cấp thông tin định tính và định lượng về môi trường logistics ở nước họ làm việc.
Để tính toán chỉ số LPI nội địa, các tác giả tính trung bình nhân của các câu trả lời ở mỗi câu hỏi đối với từng quốc gia nhất định. Cụ thể, các câu trả lời đó sẽ được xử lý bằng cách lấy logarit tự nhiên giá trị của nó sau đó giá trị LPI nội địa cuối cùng sẽ được tính bằng trung bình điểm các câu trả lời trên. Trong trường hợp người được hỏi đưa ra câu trả lời ở trong một khoảng nào đó thì câu trả lời được tính là giá trị giữa của khoảng và được lấy logarit tự nhiên như trên. Ví dụ người được hỏi đưa ra câu trả lời cho quãng đường xuất khẩu là 50-100 km thì câu trả lời đó sẽ được tính là ln(75).
1.3.3 Vai trò và ý nghĩa của bộ chỉ số LPI
1.3.3.1 Đối với Chính phủ
LPI là chỉ số về năng lực logistics của quốc gia được cung cấp bởi Ngân hàng thế giới, một tổ chức cực kỳ uy tín trên thế giới vì vậy đây là công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản lý có thể nhìn nhận một cách tổng quát những điểm mạnh, hạn chế về năng lực logistics của quốc gia của mình, đánh giá từng bước đi trong chiến lược phát triển ngành. Không những thế, đây còn là công cụ để đánh giá hiệu quả của các chiến lược quốc gia trong lĩnh vực logistics để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời đưa ra những kế hoạch định hướng tương lai phát triển mạng lưới logistics của quốc gia và các chính sách kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, chỉ số này còn giúp cho Chính phủ, các nhà quản lý định ra phương hướng tập trung và phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý để khắc phục các điểm yếu còn tồn tại, đồng thời duy trì và phát huy những điểm mạnh sẵn có của nước ta để hướng tới một quốc gia có ngành logistics phát triển bền vững.
1.3.3.2 Đối với các nhà đầu tư
Chỉ số LPI của một quốc gia ở mức cao phản ảnh một thực tế rằng môi trường quốc gia này rất hấp dẫn, gây thu hút, chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể,
24
chỉ số LPI cao đồng nghĩa với việc ở quốc gia đó tồn tại một hệ thống pháp luật, thủ tục và quy trình hải quan minh bạch, cơ sở hạ tầng tiên tiến cộng với những thuận tiện và nhanh chóng khi gửi hàng quốc tế hơn hẳn những quốc gia khác. Đây chính là những thuận lợi mà các nhà đầu tư luôn luôn tìm kiếm khi có nhu cầu mở rộng thị trường sang các quốc gia khác. Trên cơ sở chỉ số LPI được công bố qua các năm, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan về môi trường ngành logistics của từng quốc gia từ đó sẽ có những đánh giá về năng lực logistics, tiềm năng thu về lợi nhuận đối với từng quốc gia nếu như quyết định bỏ vốn đầu tư. Từ đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn thị trường đầu tư cho chính mình.
1.3.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
1.3.4.1 Singapore
Đánh giá của Ngân hàng thế giới cho thấy Singapore có chỉ số LPI rất cao: cao nhất thế giới năm 2007, đứng thứ hai thế giới năm 2010 (sau Đức) và với những đổi mới trong ngành hải quan, năm 2012, Singapore lại vươn lên dẫn đầu thế giới. Mặc dù đến năm 2014, 2016 thứ hạng của Singapore đã giảm, tuy nhiên, nước này vẫn nằm trong tốp các quốc gia có logistics phát triển nhất trên thế giới.
Để đạt được thành công như trên, trước hết, Singapore ý thức được vai trò quan trọng của logistics trong phát triển kinh tế, dự đoán đúng xu thế phát triển của logistics nên ngay từ những năm 70 của thế kỷ 20 (tức là chỉ 5 năm sau khi giành độc lập), Singapore đã coi logistics là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển với việc thành lập Hiệp hội Logistics Singapore (SLA).
Về cơ sở hạ tầng, hệ thống hạ tầng cơ sở ở Singapore được đầu tư phát triển hiện đại ở mọi phương thức: vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không từ những năm 1980 và từ đó đến nay không ngừng nâng cấp, hiện đại hóa.
* Hệ thống cảng biển: Phát huy lợi thế là một điểm trung chuyển hàng hóa truyền thống được các thương nhân khu vực châu Á ưa chuộng từ thế kỷ 19, kế thừa hạ tầng cảng được Đế chế Anh quốc tạo dựng trong những năm 1960, chỉ trong vòng 20 năm, Singapore đã phát triển hệ thống cảng biển rất sớm và trở thành cảng
25
ngừng nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống cảng biển. Hiện nay, cảng biển Singapore sử dụng công nghệ cấp phép điện tử để tàu có thể ra vào nhanh hơn. Ngoài ra,