Chất lượng dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 65 - 68)

Hiện nay tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam VLA là khoảng hơn 3000 doanh nghiệp trong đó 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty Trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân là 10%. Trước đây, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn trong chuỗi dịch vụ logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế như giao nhận, vận tải, dịch vụ kho bãi, xếp dỡ. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào thương mại quốc tế, các doanh nghiêp đang ngày càng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm cung cấp

55

Hiện nay, những doanh nghiệp logistics đa quốc gia lớn nhất thế giới hầu hết đang hoạt động tại Việt Nam với các tên tuổi nổi tiếng như DHL, FedEx, UPS, Maersk, chiếm tỷ trọng đáng kể trên thị trường dịch vụ logistics của đất nước. Nhờ kinh nghiệm hoạt động lâu đời nên các doanh nghiệp này đã hoàn thiện dây chuyền logistics có thể cung cấp các dịch vụ ở cấp độ 3PL và 4PL thậm chí là 5PL. Doanh nghiệp logistics Việt Nam còn khá non trẻ nhưng phát triển nhanh, phần lớn xuất phát điểm từ các hoạt động truyền thống như vận chuyển kho bãi và đang phát triển các dịch vụ tích hợp có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chỉ đang chiếm thị phần nhỏ. Năng lực giữa các doanh nghiệp không đồng đều, thiếu chuyên nghiệp, hoạt động logistics còn phân tán, thiếu kết nối nên chưa thuyết phục được chủ hàng tăng thuê ngoài dịch vụ logistics.

Bảng 2.12: Chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam 2007 - 2016

Năm 2007 2010 2012 2014 2016

Điểm số 2,80 2,89 2,68 3,09 2,88

Xếp hạng 56 51 82 49 62

Nguồn: Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh – ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”.

Nhìn bảng trên, ta thấy rằng điểm số phản ảnh chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam liên tục thay đổi. Xuất phát điểm ở mức 2.8 điểm và xếp hạng thứ 56 trên thế giới, chỉ sau 2 năm chỉ số này đã được nâng lên, giúp Việt Nam tăng thêm 5 bậc, giữ ở vị trí thứ 51 trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2012, chỉ số này giảm mạnh, từ 2.89 điểm xuống còn 2.68 điểm, giảm tương đương 7% so với năm 2010 và thứ hạng giảm đến 31 bậc. Lý giải cho điều này, theo Cục hàng hải cho biết, năm 2012 do tác động chung của hoạt động hàng hải - thương mại thế giới và những khó khăn trong nước như thiếu tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu container; giá cước vận tải giảm, giá nhiên liệu tăng, trượt giá... nên phần lớn các doanh nghiệp vận tải biển mà nhất là các chủ tàu tư nhân đều có lợi nhuận thấp và vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, phổ biến là tình trạng khan hiếm nguồn hàng; không ít phương tiện chỉ vận tải hàng một chiều hoặc chạy rỗng; nhiều tuyến phải đỗ dài ngày do thiếu hàng chuyên chở. Do đó, thu không đủ bù chi phí, riêng phần trả lãi ngân hàng có thời điểm lãi suất vay lên tới 21% năm. Nhiều doanh nghiệp bị

56

nợ quá hạn kéo dài, nguy cơ dẫn đến phá sản là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải biển lại bị thiệt thòi bởi khó tiếp cận với nguồn tài chính hỗ trợ thông qua các gói kích cầu của Chính phủ. Trước những khó khăn đó, Chính phủ đã quyết liệt đưa ra các chính sách để cải thiện chất lượng của lĩnh vực này. Năm 2014 – 2015 đánh dấu mốc quan trọng do Việt Nam mở cửa cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào dịch vụ logistics, làn sóng chia tách, mua bán, sáp nhập hiện đã bắt đầu phát triển và sẽ còn tăng cao khi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài liên tục tìm kiếm những cơ hội mua lại các công ty logistics từ nhỏ tới lớn của Việt Nam. Thông qua việc đầu tư vào những doanh nghiệp logistics nội địa đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhanh chóng tận dụng mạng lưới sẵn có, cùng nguồn khách hàng và kinh nghiệm vận hành nội địa. Điều này giúp họ giảm được nhiều chi phí gia nhập thị trường so với việc bắt đầu xây dựng từ đầu. Các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này ở Việt Nam như là một xu hướng hiện nay. Có thể kể vài tên tuổi lớn như DHL Sypply Chain, Maersk Logistics, APL Logistics, Nippon Express, Expeditors, Panalpina, Agility, DHL, Global Forwarding, DGF… Một ví dụ khác là Samsung SDS (một công ty con của Tập đoàn Samsung) liên doanh với Công ty CP Logistics Hàng không (ALS - Aviation Logistics Service) để tham gia mảng kinh doanh logistics tại ga sân bay Nội Bài (Hà Nội), khi nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực logistics tại thị trường Việt Nam với mức tăng trưởng 15-20% mỗi năm.

Đầu tư FDI tăng, xuất khẩu tăng trưởng trên 10% và sự phát triển các thị trường mới ngoài thị trường truyền thống tạo thêm cơ hội cho ngành vận tải và logistics. Sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cuối năm 2015 cũng là một cơ hội phát triển cho ngành logistics Việt Nam khi các chuỗi cung ứng hàng hóa được mở rộng, các hành lang vận tải mới phát triển. Điều đó được thể hiện ở sự tăng điểm một cách vượt trội trong năm 2014. Điểm số về tiêu chí chất lượng dịch vụ logistics đang ở mức thấp nhất trong năm 2012 thì bỗng nhiên đạt đến đỉnh điểm trong năm 2014 với mức 3.09 điểm, đưa Việt Nam đang từ vị trí 82 trên thế giới trong năm 2012 trở thành quốc gia được đánh giá xếp hạng thứ 49 về chất lượng

57

lược, chính sách mà Nhà nước đưa ra trong thời kỳ đất nước gặp khó khăn về phát triển hoạt động logistics.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)