Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 95 - 97)

Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao sẽ tạo ra một sức mạnh tập thể vững mạnh và một doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Ngành dịch vụ logistics có đặc trưng là đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, nếu có chủ trương và sự hỗ trợ thích hợp từ Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành logistics. Singapore có thể coi là tấm gương và hình mẫu tốt cho việc tập trung phát triển nguồn nhân lực. Sở dĩ hệ thống logistics của Singapore hoạt động mạnh mẽ và trơn tru như hiện nay không chỉ nhờ vào mức độ hiện đại

85

nguồn nhân lực. Ở Malaysia và Thái Lan, nội dung phát triển nguồn nhân lực cũng được coi trọng và được Chính phủ dành nhiều ưu tiên hỗ trợ phát triển.

Để làm được điều này, trước hết, Chính phủ cần phải có chính sách và biện pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistic. Hoạt động logistics, đối với doanh nghiệp, được coi như một nghệ thuật sắp xếp, điều phối các yếu tố để đạt được mục đích có được thứ cần thiết tại đúng địa điểm, đúng thời gian với chi phí tối ưu. Vì lẽ đó, những cán bộ logistics là những “nghệ nhân” phải có trình độ rất cao, phải có hiểu biết sâu và rộng về nhiều lĩnh vực có liên quan đến tất cả các khâu, các hoạt động của logistics, phải có tố chất tính toán chiến lược cao độ, có năng lực sáng tạo, không theo lối mòn để tính toán, sắp xếp vận hành cả hệ thống nhằm lựa chọn được phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Như vậy, nguồn nhân lực hoạt động logistics cần phải được trải qua đào tạo bài bản về chuyên môn. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ logistics có trình độ cao là yêu cầu không thể thiếu để có thể phát triển ngành logistics nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung. Song hiện nay, chỉ có một số công ty Logistics có vốn đầu tư nước ngoài, là thành viên của các công ty đa quốc gia mới có các chương trình đào tạo nhân viên logistics dưới hình thức gửi nhân viên đi huấn luyện, đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình đào tạo chuyên ngành của công ty mẹ. Còn các doanh nghiệp logistics nội địa Việt Nam thường không có chương trình đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên mà chỉ đơn thuần là người đi trước có kinh nghiệm truyền lại cho người đi sau. Vì thế Chính phủ có thể hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua việc khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, các Viện mở chương trình đào tạo chuyên sâu về Logistics; có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các trường, các Viện đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt; cấp kinh phí xây dựng các giáo trình Logistics chuẩn mực và cập nhật. Trước hết, một biện pháp thiết thực và trực tiếp tác động tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics là nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của các giảng viên giảng dạy. Vì thế, trong chương trình cung cấp học bổng nhà nước, cần ưu tiên cho lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về logistics dành cho các giảng viên có thể tham dự các khóa đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ logistics ở nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngành này tại

86

Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có thể thúc đẩy các thương hội, hiệp hội xúc tiến mở triển lãm về logistics, hội thảo về logistics nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác và nâng cao chất lượng nhân lực logistics.

Về phía doanh nghiệp, để có được một nguồn lực tốt thì phải coi công tác đào tạo nhân lực là chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nhân lực hiện có nhằm nâng cao kỹ năng quản lý và thực hành để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi và cung cấp dịch vụ có hàm lượng chất xám cao hơn. Các doanh nghiệp cũng cần chú trọng công tác đào tạo cán bộ một cách bài bản, với các chương trình đào tạo hiện đại của nước ngoài nhằm giúp cán bộ học hỏi những kinh nghiệm tiên tiến của các nước để ứng dụng cho doanh nghiệp mình. Thực hiện đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực hiện có và thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, giỏi ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Các công ty, các doanh nghiệp nên có các chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập và thuyết trình về thực tiễn hoạt động của ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Các công ty cũng nên có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này. Đồng thời, phải có chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật.

Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở nước ta. Một nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Các giải pháp về nguồn nhân lực nói trên sẽ góp phần thúc đẩy kinh doanh giao nhận vận tải Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại để có thể vững bước trong thế kỷ XXI bằng chính nội lực của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)