Theo dõi và tìm kiếm hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 68 - 70)

Với chỉ số thành phần về theo dõi và tìm kiếm hàng hóa, LPI đánh giá dựa trên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của quốc gia đó trong việc theo dõi và kiểm soát thông tin đơn hàng vận chuyển. Chỉ số này của Việt Nam chỉ đạt được mức đánh giá trung bình và chưa có sự cải thiện đáng kể thậm chí từ năm 2014 đến năm 2016 thì điểm số của thành phần này còn bị giảm từ 3,19 xuống còn 2,84. Điều này cho thấy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được hết tầm vai trò của việc ứng dụng CNTT vào quá trình theo dõi và quản lý đơn hàng. Hơn thế, sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics của các công ty logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, trong những thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực logistics với vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) như là xương sống của toàn bộ chuỗi dịch vụ logistics. Ứng dụng CNTT không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty logistics mà còn góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.

Theo kết quả khảo sát của một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh bao gồm PGS. Ts. Hồ Thị Thu Hòa, TS. Nguyễn Thúy Hồng Vân, ThS. Bùi Thị Bích Liên, ThS. Trần Thị Thường (2014) cho thấy:

- Nguồn nhân lực CNTT trong lĩnh vực logistics

Do các dịch vụ logistis được cung cấp còn ở mức độ đơn giản và tính tích hợp chưa cao nên hầu hết các công ty logistics là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) với 60,62% công ty có nhân lực logistics dưới 50 người, trong đó, có đến 86% công ty có số nhân viên chuyên trách CNTT dưới 5 người (44,3% công ty có nhân viên CNTT dưới 2 người).

58

Hình 2.3: Số lượng nhân viên CNTT và nguồn cung cấp nhân viên CNTT

Nguồn: Tạp chí điện tử của Bộ Giao thông vận tải

Chính vì vậy, phần lớn công ty (40.2%) sử dụng kết hợp nhân viên CNTT trong nội bộ và đi thuê ngoài cho hoạt động logistics của mình. Kết quả khảo sát này cho thấy mức độ chuyên sâu về CNTT của các công ty logistics còn khá thấp cũng như vấn đề nhân lực CNTT chưa thực sự được chú trọng đầu tư và phát triển tại các công ty logistics.

- Nhận thức về lợi ích và vai trò của CNTT

Lợi ích của CNTT được các công ty logistics nhìn nhận ở mức độ khác nhau, tuy nhiên đều có những điểm chung đó là cải thiện tình hình kiểm soát và lên kế hoạch dễ dàng hơn (70,1% công ty), nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty (70,1%), giảm thiểu lỗi do con người gây ra (67%), giảm chi phí nhân lực trong quản lý (61,9%), cải thiện quan hệ khách hàng (60,8%) và giảm thiểu chi phí (57,7%).

CNTT đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các công ty cung cấp dịch vụ logistics và được xem như huyết mạch kết nối các thành phần của toàn bộ chuỗi dịch vụ logistics. Mặc dù nhận thức được lợi ích của CNTT như nêu trên nhưng có đến 44% công ty không đánh giá cao vai trò quan trọng của CNTT đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi đề cập đến chiến lược phát triển CNTT thì chỉ có 61,9% công ty chú trọng vấn đề này. Bên cạnh đó, 43,3% công ty logistics cho rằng CNTT chưa được xem là một yếu tố then chốt tạo ra lợi thế cạnh tranh.

- Chi phí dành cho CNTT trong tổng chi phí logistics

Vai trò của CNTT chưa được đánh giá một cách đúng đắn, do đó hầu hết các công ty tham gia khảo sát (70,8%) chỉ sử dụng một phần rất nhỏ kinh phí cho

59

Một trong những nguyên nhân cho tình trạng này là do hầu hết các công ty logistics là vừa và nhỏ. Do đó, vấn đề thiếu vốn đã dẫn đến thực tế các công ty này thường chú trọng tập trung ngân sách cho các hoạt động kinh doanh trực tiếp và coi nhẹ đầu tư cho mảng CNTT. Khi CNTT chỉ được xem như là yếu tố thứ yếu thì những lợi ích mang lại từ CNTT đối với hoạt động logistics sẽ càng trở nên mờ nhạt. Hiện trạng này xảy ra ở nhiều doanh nghiệp logistics sẽ có tác động đến toàn ngành và đi ngược lại với xu thế của thế giới khi vấn đề CNTT ngày càng được đề cao ở cấp độ 5PL (e-logistics).

- Các ứng dụng CNTT chủ yếu đang và dự tính sẽ được sử dụng

Các công ty tham gia khảo sát đã có rất nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics, tuy nhiên, vẫn chỉ tập trung vào một số ứng dụng đã phổ biến trên thế giới như thương mại điện tử/kinh doanh qua internet (59,8%), hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử ( EDI) (59,8%), hệ thống quản lý giao nhận (49,5%), hệ thống quản lý vận tải (45,4%), hệ thống định vị toàn cầu (45,4%), phần mềm quản lý đặt hàng (43,3%) và quản lý mối quan hệ khách hàng (42,3%). Trong khi đó, việc ứng dụng CNTT hiện đại tại các công ty rất hạn chế chẳng hạn như phần mềm quản lý kho hàng (27,8%), công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến - RFID (14,4%) và logistics đám mây (4,1%). Thực tế này cũng xuất phát từ lý do phần lớn các công ty logistics Việt Nam chủ yếu cung cấp các dịch vụ logistics ở cấp độ đơn giản như giao nhận và vận tải.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chiến lược phát triển CNTT chưa được chú trọng xây dựng, do đó, phần lớn các công ty logistics còn rất thận trọng trong việc dự tính đầu tư cho các ứng dụng CNTT trong tương lai. Phần mềm quản lý kho hàng được dự tính đầu tư nhiều nhất cũng chỉ có 36,1% công ty, tiếp đó là logistics đám mây (29,9%), hoạch định nguồn lực (29,.9%), hệ thống quét mã vạch (Barcode) (25,8%) và Kanban (18,6%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)