LPI quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Để thu thập dữ liệu về LPI quốc tế, các chuyên gia được yêu cầu trả lời các câu hỏi từ 10 đến 16. Mỗi cá nhân trả lời khảo sát được phép đánh giá tám thị trường nước ngoài trên sáu thành phần cốt lõi của hoạt động hậu cần. Tám thị trường được lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu quan trọng nhất của quốc gia nơi chuyên gia được hỏi đang làm việc. Phương pháp được sử dụng để lựa chọn nhóm nước thay đổi theo đặc điểm của quốc gia nơi người được hỏi đang làm việc, cụ thể như bảng dưới đây:

21

Bảng 1.1: Phương pháp lựa chọn thị trường đánh giá trong khảo sát LPI

Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp

Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập trung bình

Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập cao

Người trả lời làm việc tại quốc gia ven biển

Năm nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất

+ Ba nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất

Ba nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + Một nước đối tác nhập khẩu quan trọng

nhất

+ Bốn nước lấy ngẫu nhiên từ các nhóm nước sau: Châu Phi, Đông Á, Nam Á và Trung Á, các nước Mỹ Latinh, nhóm các nước OECD

Lấy ngẫu nhiên 2 nước từ danh sách 5 nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất và 5 nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất

+ Lấy ngẫu nhiên ở mỗi nhóm nước dưới đây 1 quốc gia:

a. Châu Phi

b.Đông Á, Nam Á và Trung Á c. Mỹ Latinh

d.Nhóm các nước OECD

+ Lấy ngẫu nhiên 2 nước trong nhóm các nước bên trên

Người trả lời làm việc tại quốc gia không tiếp giáp biển

Bốn nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất

+ Hai nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất

+ Hai nước cầu nối trung chuyển hàng hóa

Ba nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + Một nước đối tác nhập khẩu quan trọng

nhất

+ Hai nước là cầu nối trung chuyển hàng hóa + Hai nước chọn ngẫu nhiên từ nhóm các nước sau: Châu Phi, Đông Á, Trung Á, Mỹ

Latinh và nhóm các nước OECD

22

Các câu trả lời thu thập được từ cuộc khảo sát các chuyên gia sẽ được đưa vào xử lý bằng phương pháp Phân tích thành phần chính PCA. Đây là phương pháp được xử dụng thường xuyên khi các nhà thống kê phải đối mặt với bộ số liệu đa chiều. Đối với LPI quốc tế, đầu vào cho PCA là điểm trung bình của toàn bộ các câu trả lời của các chuyên gia ở mỗi câu hỏi trên một thị trường nhất định. Điểm số này được đơn giản hoá bằng cách lấy giá trị trung bình mẫu và chia cho độ lệch chuẩn trước khi tiến hành PCA. Các chỉ số đầu ra của PCA được nhân với trọng số như trong Bảng 1.2. Bằng cách này ta tính được điểm của từng yếu tố cấu thành LPI quốc tế. Vì trọng số của sáu chỉ số là tương đương nhau, do vậy, chỉ số LPI quốc tế tương đối gần với mức trung bình đơn giản của sáu chỉ số thành phần.Chỉ số LPI quốc tế cuối cùng chính là tổng điểm có tính đến trọng số của cả sáu yếu tố vừa được tính ở trên.

Bảng 1.2: Trọng số các yếu tố cấu thành LPI quốc tế

Yếu tố 2010 2012 2014 2016

Hải quan 0,42 0,41 0,40 0,41 Cơ sở hạ tầng 0,42 0,41 0,42 0,41 Vận tải quốc tế 0,37 0,40 0,40 0,41 Chất lượng và khả năng cạnh tranh của logistics 0,42 0,42 0,42 0,41 Khả năng theo dõi và tìm kiếm lô hàng 0,41 0,41 0,41 0,41 Thời gian giao hàng 0,40 0,40 0,40 0,40

Nguồn: Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu”, 2016

 Khoảng tin cậy

Khoảng tin cậy được dùng để xây dựng giới hạn trên và dưới cho điểm LPI quốc tế của mỗi quốc gia để từ đó đưa ra được xếp hạng của quốc gia đó. Ở đây, tác giả đưa ra độ tin cậy của LPI vào khoảng 80% do vậy, ta có thể dễ dàng xác định khoảng tin cậy của chỉ số này theo công thức:

± ( . , )

23

S: sai số chuẩn của LPI ở mỗi quốc gia T: phân phối T-student

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)