Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 83 - 86)

3.2.1Lĩnh vực hải quan

3.2.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường cải cách trong lĩnh vực hải quan

Theo những hạn chế đã nêu trong Chương 2, hệ thống văn bản áp dụng cho TTHQĐT còn thiếu hoàn thiện, hiện áp dụng đồng thời 2 văn bản trên dẫn tới tình trạng chồng chéo, dễ sai sót trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, Chính phủ cần nghiên cứu để điều chỉnh các quy định hải quan để giải quyết được vấn đề trên,

73

trong những điểm yếu lớn của hệ thống logistics Việt Nam. Việc cải cách thủ tục hải quan được xem là khâu đột phá nhằm tạo thuận lợi hơn cho môi trường cạnh tranh hoạt động thương mại và ngành dịch vụ logistics. Quá trình giải quyết thủ tục hải quan một cách nhanh chóng sẽ giảm thời gian lưu hàng, lưu kho, lưu bãi, giảm thời gian làm thủ tục giấy tờ, từ đó sẽ giảm chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp logistics của Việt Nam.Để góp phần cải thiện ngành Hải quan Việt Nam, tác giả đề xuất một số biện pháp sau:

Thứ nhất là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quản lý Nhà nước về Hải quan, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Hải quan 2014, giảm bớt các thủ tục không cần thiết gây rườm rà, tốn thời gian, chi phí của doanh nghiệp, Nhà nước, đồng thời, triển khai hiệu quả Luật thuế XNK đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan và triển khai có hiệu quả các cam kết tại các hiệp định thương mại tự do, hiệp định tạo thuận lợi thương mại theo đúng lộ trình Việt Nam đã ký kết.

Thứ hai là, chủ động phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và ban hành đầy đủ danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; mở rộng thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành tại các địa điểm kiểm tra tập trung tại cửa khẩu.

Thứ ba là, tiếp tục hoàn thiện Cơ chế Một cửa quốc gia, Cơ chế Một cửa ASEAN, hoàn thành việc mở rộng trong phạm vi toàn quốc các thủ tục đối với phương tiện, hàng hóa vận tải vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi; các thủ tục đối với phương tiện vận tải vào, rời cảng hàng không thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Thứ tư là, thực hiện duy trì, giám sát và vận hành Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) đảm bảo ổn định, an ninh, an toàn 24/7.

Thứ năm là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Bên cạnh đó cũng phải chú trọng việc tăng cường kỷ cương kỷ luật, xây dựng đội ngũ trong sạch vững

74

nghiệp.“Đường dây nóng” phải được công khai và quan tâm chặt chẽ để các đối tượng dễ dàng liên hệ với hải quan Việt Nam và thông báo về những trường hợp cán bộ hải quan vận dụng quy định thiếu thống nhất, nhũng nhiễu, hạch sách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và nghĩa vụ được giao.

3.2.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình thông quan và quản lý hải quan

Trong thời gian tới với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin sẽ tiếp tục mang lại nhiều cơ hội lớn cho mọi lĩnh vực trong đó có ngành Hải quan, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra không ít thách thức. Với mục tiêu ứng dụng CNTT trong ngành hải quan cho đến năm 2020 đó là xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan thông minh, xử lý tập trung trên nền tảng công nghệ hiện đại, có khả năng sẵn sàng cao, tích hợp chặt chẽ với các hệ thống thông tin của các bên liên quan đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Hải quan theo chuẩn mực quốc tế “Mọi lúc – Mọi nơi – Mọi phương tiện”, ngành hải quan cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT phục vụ cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hải quan, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua các nội dung:

- Đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 – mức độ cao nhất được quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nướcđối với các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: khai báo hải quan và thông quan hàng hóa, khai báo phương tiện vận tải đường biển, đường hàng không, thanh toán thuế, phí và lệ phí, miễn giảm hoàn thuế.

- Đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 đối với 70% các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực còn lại. Đảm bảo cung cấp công cụ hỗ trợ cho phép người dân và doanh nghiệp tra cứu trạng thái xử lý hồ sơ của các thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin điện tử hải quan.

Ứng dụng toàn diện CNTT trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan như: - Mở rộng ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan liên quan

75

ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, thủ tục quá cảnh hàng hóa, xử lý thông tin về hàng hóa và phương tiện vận tải qua đường biển, đường hàng không, đường bộ,…

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hệ thống CNTT trong lĩnh vực thông quan, quản lý thu thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, thống kê hải quan và các ứng dụng văn phòng khác.

- Các hệ thống ứng dụng CNTT đảm bảo đáp ứng kịp thời các thay đổi quy định pháp luật liên quan đến hải quan. Nâng cao năng lực thu thập, phân tích, xử lý thông tin, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan hải quan các cấp trên nền tảng ứng dụng các hệ thống CNTT tích hợp.

Thực hiện thành công Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và tham gia vào Cơ chế hải quan một cửa ASEAN

- Thực hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và Cơ chế Hải quan một cửa ASEAN.

- Đảm bảo xây dựng Cổng thông tin hải quan một cửa quốc gia sẵn sàng cho việc kết nối với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan theo kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo quốc gia và sẵn sàng cung cấp các dịch vụ công mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành có liên quan.

- Thực hiện kết nối, trao đổi thông tin trong Cơ chế một cửa ASEAN và các khu vực khác phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam

- Đảm bảo duy trì vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS và các hệ thống CNTT phục vụ thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thanh toán điện tử, các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia ổn định, an ninh, an toàn 24/7.

3.2.2 Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)