Chỉ số năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 44 - 47)

Trong lần tiên chỉ số LPI được công bố trên toàn thế giới vào năm 2007, Việt Nam được xếp hạng thứ 53 trên tổng cộng 150 quốc gia. Thứ hạng này liên tục được giữ vững cho đến năm 2014, chỉ số LPI của nước ta tăng đến 5 bậc, trở thành quốc gia có năng lực logistics thứ 48 trên thế giới và xếp thứ 4 trong khu vực ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Bảng 2.1: Chỉ số LPI quốc tế và các chỉ số thành phần của Việt Nam giai đoạn 2007-2016

Năm Chỉ số LPI Thứ hạng Hải quan CSHT VTQT Chất lượng DV logistics Theo dõi và tìm kiếm HH CP logsitics nội địa TG giao hàng 2016 2,98 64 2,75 2,70 3,12 2,88 2,84 0 3,50 2014 3,15 48 2,81 3,11 3,22 3,09 3,19 0 3,49 2012 3,00 53 2,65 2,68 3,14 2,68 3,16 0 3,64 2010 2,96 53 2,68 2,56 3,04 2,89 3,10 0 3,44 2007 2,89 53 2,89 2,50 3,00 2,80 2,90 3,30 3,22

Nguồn: Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu”, World Bank

Tuy nhiên, đến năm 2016, Việt Nam tụt hạng nghiêm trọng, từ vị trí thứ 48 xuống còn 64 trên thế giới. Điều này gây ra một loạt những nghi vấn và lo lắng cho các nhà quản lý và nghiên cứu bởi từ khi ra đời chỉ số LPI, đây là lần đầu tiên thứ hạng về chỉ số LPI của Việt Nam ở mức thấp như vậy. Mặc dù chỉ số LPI vẫn cao hơn năm 2007 và 2010 nhưng thứ hạng thấp hơn 11 bậc. Việc sụt giảm này chưa thể kết luận ngay rằng môi trường logistics của nước gia yếu kém hơn so với các năm trước, mà có lẽ bởi cạnh tranh trên thị trường logistics ngày càng khốc liệt, các nước càng phải oằn mình thật mạnh mẽ để giữ vững được năng lực cạnh tranh của mình không bị tụt hậu so với nước khác. Những cải cách về thủ tục hải quan, quy trình thông quan hàng hóa hay cải thiện về cơ sở hạ tầng, khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ logistics và thời gian giao hàng vẫn chưa đủ bắt kịp được nhịp thay đổi của toàn thế giới, điều đó khiến nước ta bị tụt hậu so với các nước khác.

34

Nhìn bảng 2.1 trên ta thấy rằng, năm 2007 chỉ số LPI của Việt Nam ở mức 2,89, xếp thứ 53 trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2010, chỉ số này tăng thêm 0,07 điểm, đạt mức 2,96 vào năm 2010, tức tăng xấp xỉ 2,4% so với năm 2007 nhưng thứ hạng vẫn không thay đổi và giữ ở con số 53. Điều này tiếp tục được lặp lại vào năm 2012, khi mà chỉ số LPI của năm 2012 đạt mức 3, tăng 0,04 điểm tức tăng 1,35% so với năm 2010 và tăng 0.11 điểm tức tăng 3.8 % so với năm 2007 nhưng vẫn xếp thứ 53 trên tổng số các quốc gia trên thế giới. Năm 2014 là năm dấu mốc của Việt Nam khi chỉ số LPI đạt ở mức cao nhất từ trước tới nay. Với 3.15 điểm, Việt Nam trở thành nước đứng thứ 48 trên thế giới và thứ 4 trong khu vực về chỉ số năng lực logistics quốc gia. Trong năm 2014, chỉ số LPI tăng 0.15 điểm, tương đương với 5% so với năm 2012, tăng 0,19 điểm, tương đương với 6.4% so với năm 2010 và tăng 0.26 điểm, tức xấp xỉ 9% so với năm 2007. Đây là một bước chuyển mình cực mạnh mẽ của nước ta trong việc đưa ra các cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics, nhất là trong lĩnh vực Hải quan. Ngày 23/6/2014, Quốc hội ban hành Luật Hải quan năm 2014. Văn bản này là một bước phát triển mới về cơ sở pháp lý để ngành Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, góp phần cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan. Không những thế, cũng trong năm 2014, hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS chính thức đi vào vận hành giúp cho việc thực hiện thủ tục hải quan chuẩn hóa theo chuẩn mực quốc tế và giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình làm thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, trong năm 2014, các dự án đầu tư xây dựng cầu đường hoặc cảng biển liên tục được mở rộng, đặc biệt là tại các cụm cảng khu vực phía Nam bởi tình trạng quá tải trong năm 2008, trong đó đáng chú ý nhất là Cảng Container Quốc tế Cái Mép đã được hoàn thành năm 2014. Tất cả những điều này đã giúp cho hình ảnh về logistics của nước ta đã được cải thiện rõ rệt trong mắt các chuyên gia về logistics trên thế giới, thể hiện ở việc điểm số liên tục tăng qua các năm từ 2007 đến năm 2014. Hơn thế nữa, chỉ số LPI của nước ta luôn ở trên mức trung bình 2.5, không có chỉ số nào ở dưới mức này. Chính vì thế, chỉ cần chúng ta không ngừng nỗ lực thì việc chỉ số được cải

35

Tuy nhiên, đến năm 2016, chỉ số năng lực của nước ta đang trên đà tăng và phát triển thì trong năm này, chỉ số này đảo chiều, giảm một cách thê thảm so với các năm trước. Mặc dù điểm số ở mức 2.98 vẫn cao hơn so với năm 2007 và 2010 tuy nhiên thứ hạng giảm đến 16 bậc so với năm 2014, trở thành nước đứng thứ 64 trên thế giới về chỉ số năng lực logistics. Quan sát bảng 2.2 và hình 2.1, ta thấy 5 trên 6 chỉ số thành phần của LPI giảm điểm, trong đó yếu tố cơ sở hạ tầng logistics và Theo dõi hàng hóa bị giảm nhiều nhất còn các thành phần khác như hải quan, gửi hàng quốc tế và dịch vụ logistics giảm nhẹ.

Hình 2.1: So sánh các chỉ số thành phần của LPI năm 2014 và 2016

Nguồn: Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu”

Đây là điều thực sự đáng buồn khi những thay đổi về chính sách, về cơ sở hạ tầng và cải thiện về chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực logistics lại chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ riêng đối với Việt Nam mà đây còn là tình trạng chung của các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á. Theo Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh – Ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu” năm 2016 của Ngân hàng thế giới WB thì Việt Nam được các chuyên gia logistics đánh giá là ngành logistics còn tồn tại một số hạn chế so với các nước khác. Ví dụ như chi phí logistics cao, khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, hệ thống thông tin về logistics cung cấp cho các nhà hoạch định, các nhà đầu tư còn hạn chế… Như vậy, có thể nói rằng, những cải thiện về năng lực logistics của Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung những năm qua vẫn chưa làm thỏa mãn yêu cầu và kỳ vọng của các chuyên gia logistics cũng như những người trực tiếp tham gia vào ngành logistics trên toàn cầu.

36

Bảng 2.2: Xếp hạng chỉ số LPI của một số quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2007 – 2016 Quốc gia 2016 2014 2012 2010 2007 Singapore 5 5 1 2 1 Malaysia 32 25 29 29 27 Thái Lan 45 35 38 35 31 Indonesia 63 53 59 75 43 Việt Nam 64 48 53 53 53 Phillipines 71 57 52 44 65 Campuchia 73 83 101 129 81 Myanma 113 145 129 133 147 Lào 152 131 109 118 117

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)