Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 91 - 95)

Hoạt động logistics là một hoạt động phức hợp và có tính liên kết cao nên để có hệ thống logistics phát triển, mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực logistics không chỉ là thu hút nguồn vốn mà quan trọng hơn là kinh nghiệm và sự tham gia thực tế của các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài vào hệ thống logistics quốc gia. Chính những hoạt động của các LSP nước ngoài trong một thị trường logistics còn khá sơ khai như Việt Nam sẽ tạo nên những cách thức hoạt động để cả thị trường vận động theo và dần dần trở thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng. Trước khi có thể tự học hỏi, tự vận hành, Việt Nam cần có điều kiện và môi trường để thực tập, để làm theo những hoạt động mà các công ty LSP dày dặn kinh nghiệm đã làm và thành công trong nhiều năm qua.

Do đó, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics của Việt Nam cần chú trọng đến việc ưu tiên tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ

81

chính sách ưu đãi về kinh tế, tài chính mà còn phải bao gồm các chính sách hỗ trợ về hoạt động kinh doanh, về cư trú, thậm chí phải bao gồm cả các chính sách liên quan đến đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực.

3.2.3 Chất lượng dịch vụ logistics

3.2.3.1Cải tiến doanh nghiệp và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ logistics

Trước sự phát triển của các doanh nghiệp logistics nước ngoài hiện đang có mặt tại Việt Nam khiến cho các doanh nghiệp logistics của nước ta mất thị phần ngay tại sân nhà. Chính vì thế, trong chiến lược dài hạn, các doanh nghiệp cần phải liên tục cải tiến, hoàn thiện mình hơn để lấy lại vị thế cạnh tranh trên thị trường, không để miếng bánh thị phần rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải:

Thứ nhất, mâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Để nâng cao chất lượng phục vụ cung ứng cho khách hàng, cụ thể là nâng cao tốc độ của việc giao nhận hay tính đúng giờ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá các trang thiết bị tạo điều kiện cho việc triển khai các nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hoá cũng như công tác quản lý của doanh nghiệp được tiến hành một cách hiệu quả. Dịch vụ vận tải giao hàng bằng container là dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì vậy doanh nghiệp cần đầu tư mua sắm thêm các phương tiện vận chuyển container, đầu tư thêm bến bãi, nhà xưởng phục vụ cho hoạt động xử lý, khai thác hàng hoá. Để các sản phẩm đạt được sự thỏa mãn cao nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp logistics cần xây dựng thêm kho bãi ở các vị trí mới bảo đảm thuận lợi cho việc triển khai các nghiệp vụ gom hàng, bảo quản, đóng gói hàng hoá, giao nhận, vận chuyển hàng hoá bằng các phương thức vận tải. Đối với kho hàng, doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống CCMS (Cargo and container management system), hệ thống này hiện đã đã được áp dụng ở các công ty giao nhận vận tải nước ngoài. Nó cho phép các container đưa vào kho sẽ có một mã số riêng, dễ dàng có thể tìm kiếm trong hệ thống quản lý trên máy tính. Hệ thống máy tính sẽ ghi lại toàn bộ thông tin liên quan đến container cũng như hàng hoá trong container. Mọi sửa đổi bổ sung sẽ

82

thời gian, chi phí, đồng thời đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong container. Vịêc trang bị máy móc theo hướng tự đông, điều khiển bằng máy tính sẽ làm nâng cao tính đáp ứng trong cung cấp dịch vụ logistics. Khi khách hàng cần biết thông tin về chuyến hàng vận chuyển của mình, nhân viên logistics khi đã được trang bị hiện đại chỉ cần một vài thao tác đơn giản với máy tính cũng đã định vị được lô hàng và ước tính thời gian đến địa điểm giao hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng giải quyết được những thắc mắc của khách hàng về lô hàng của họ.

Thứ hai, đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải giao nhận, sử dụng vận tải đa phương thức khi cần thiết để dần hướng tới phát triển toàn diện mô hình logistics và tiết kiệm chi phí logistics. Một số loại hình dịch vụ giao nhận vận tải có thể mở rộng hiện nay như:

 Đảm nhận việc đóng gói bao bì, phân loại hàng hoá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngày nay với xu hướng chuyên môn hoá, hơp tác hoá cao, các nhà sản xuất có xu hướng sử dụng các dịch vụ bên ngoài thay cho việc tự mình cung cấp như: đóng gói, bao bì, mã ký hiệu, nhãn mác cho hàng hoá. Đây chính là một cơ hội cho các doanh nghiệp logistics đa dạng hoá dịch vụ của mình. Thông qua hợp đồng ký kết, các doanh nghiệp logistics sẽ đứng ra thực hiện các dịch vụ đóng gói phù hợp yêu cầu của khách hàng, đồng thời đáp ứng được những tiêu chuẩn về đóng gói của các tổ chức quốc tế. Việc áp dụng dịch vụ này có lợi cho cả bên kinh doanh dịch vụ logistics và bên doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất sẽ giảm được khó khăn về kho bãi, khắc phục tình trạng thiếu kinh nghiệm trong việc đóng gói hàng hoá, giảm chi phí trong thực hiện hoạt động dịch vụ trước khi xuất hàng, đồng thời lại được cung cấp dịch vụ có chất lượng cao. Doanh nghiệp logistics sẽ đảm bảo an toàn hơn cho các lô hàng mà minh đóng gói trong quá trình vận chuyển, đồng thời tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp.

Thứ ba, liên doanh, liên kết với các công ty logistics nước ngoài. Logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi đó, ngành dịch vụ logistics đã phát triển cách đây vài chục năm ở Singapore, Nhật Bản hay các quốc gia phát triển khác...Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu làm đại

83

Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý và cơ sở hạ tầng còn yếu. Khi chưa đủ năng lực và điều kiện thì chưa thể tham gia vào chuỗi cung ứng cùng các doanh nghiệp khác trên thị trường. Do đó, trước mắt các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần phải mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài, các tập đoàn logistics quốc tế để có thể học hỏi công nghệ hiện đai, phương pháp quản lý tiên tiến, đồng thời tận dụng được vốn và thị trường sẵn có. Qua hợp tác với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể trưởng thành từ đó mới có thể phát triển dịch vụ logistics độc lập, vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ tư, tăng cường hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng. Hoạt động marketing của các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong thời gian qua còn chưa được chú trọng, điều đó làm giảm số lượng khách hàng đến với doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong thời buổi cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, để thu hút được khách hàng, các công ty kinh doanh logistics Việt Nam phải tăng cường hoạt động marketing. Các doanh nghiệp Việt Nam một mặt phải đầu tư, đẩy mạnh hoạt động marketing để quảng bá cho các doanh nghiệp sản xuất thấy được vai trò, tác dụng của việc sử dụng dịch vụ logistics, mặt khác thu hút khách hàng nội địa tham gia tích cực vào lĩnh vực này. Ngoài ra hoạt động marketing còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài. Trước mắt, các công ty logistics Việt Nam cần thực hiện một số công việc như sau:

 Thiết lập và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các phòng đại diện và các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.

 Thường xuyên giữ mối liên hệ tốt với các cơ quan thương vụ, các tổ chức quốc tế ở nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức Việt Nam ở nước ngoài để khai thác các thông tin về hợp đồng thương mại và đầu tưu nhằm mục đích khai thác nhu cầu dịch vụ vận tải giao nhận.

 Có kế hoạch tham quan, khảo sát, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo những tiêu chuẩn quốc tế.

 Nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thâm nhập vào thị trường quốc tế, nhằm khai thác và mở rông thị trường kinh doanh.

84

 Xây dựng mạng lưới đại lý tai các quốc gia có lượng hàng hoá luân chuyển lớn với Việt Nam nhằm cung ứng các dịch vụ khi cần thiết, nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ luồng vận chuyển hàng hoá theo đúng yêu cầu mà khách hàng đã đặt ra.

+ Ngoài ra cần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất về vai trò của việc thuê ngoài các dịch vụ hậu cần. Khi thuê ngoài các dịch vụ logistics, các doanh nghiệp sản xuất sẽ giảm được khó khăn về kho bãi, khắc phục tình trạng thiếu kinh nghiệm trong việc đóng gói hàng hoá, giảm chi phí trong thực hiện hoạt động dịch vụ trước khi xuất hàng, đồng thời lại được cung cấp dịch vụ có chất lượng cao, như vậy có thể tập trung sức lực vào những lĩnh vực, những công đoạn mà doanh nghiệp có lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhà nước cần có các biện pháp nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất, cụ thể là cung cấp cho họ các nguồn thông tin, cho họ thấy được việc sử dụng dịch vụ logistics trong nước không chỉ có lợi cho chính bản thân doanh nghiệp của họ mà còn góp phần phát triển ngành dịch vụ logistics. Đồng thời, các doanh nghiệp logistics cần đẩy mạnh việc quảng hình ảnh của doanh nghiệp mình, lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy cùng với sự nỗ lực của cả 3 bên, nhà nước, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, dịch vụ logistics nước ta sẽ có điều kiện để phát triển một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)