Trung tâm logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 60 - 63)

 Khu vực miền Bắc

Nền tảng cơ sở hạ tầng để phát triển trung tâm logistics tại miền Bắc nói chung và trên cả nước nói riêng đều manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Tại khu vực cảng Hải Phòng, có nhiều kho CFS, kho ngoại quan diện tích từ 3.000 m2 đến 10.000 m2 thuộc chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một tình trạng phổ biến là doanh nghiệp xin giấy phép thành lập kho ngoại quan, sẽ xin thêm giấy phép hoạt động kho CFS. Hoạt động của các kho ngoại quan, kho CFS này chủ yếu được xây dựng để phục vụ cho luồng hàng này. Cùng với sự tăng trưởng đầu tư trong các khu công nghiệp khu vực Hà Nội, chủ yếu là hàng điện tử, khu vực phía Bắc đã hình thành mô hình trung tâm logistics tập trung như Bắc Kỳ tại IDC Tiên Sơn, hay Yusen tại Đình Vũ, Hải Phòng. Trung tâm logistics ICD Tiên Sơn được xây dựng trên diện tích 10 ha đặt tại Bắc Ninh có vị trí chiến lược với khả năng kết nối với các khu công nghiệp năng động nhất miền Bắc là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc qua các tuyến đường quốc gia. Trung tâm logistics được kết nối với hệ thống các cảng biển tại Hải Phòng (qua Quốc lộ 5) và Quảng Ninh (qua Quốc lộ

50

18) tạo lợi thế để giúp tối đa hóa hai chiều vận tải container từ cảng biển về Hà Nội đảm bảo tối đa chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa đa phương tiện kết hợp với chức năng ICD (cảng cạn) và hệ thống dịch vụ logistics chất lượng cao. Đặc biệt, Trung tâm logistics ICD Tiên Sơn còn có tham vọng kết nối với tuyến Đường sắt quốc gia nối liền Tiên Sơn với phía Nam Trung Quốc (qua tuyến đường Lim - Yên Viên - Lào Cai và tuyến đường Lim - Yên Viên - Lim - Lạng Sơn, nối với Cảng Cái Lân (qua tuyến Lim - Yên Viên - Cái Lân) và nối với miền Nam (qua tuyến Lim - Yên Viên - Sóng Thần). Theo thiết kế tổng thể sẽ có 40.000 m2 diện tích kho hiện đại loại A và 37.300 m2 khu bãi khu container được quản lý bởi hệ thống quản lý hiện đại WMS (Warehouse Management System) và YMS (Yard Management System) có khả năng tìm kiếm đạt độ chính xác đến 99,9%. Trong 8 năm trở lại đây, Bắc Kỳ đang từng bước hoàn thiện mô hình này và đang trở thành một trong những trung tâm logistics sôi động nhất khu vực phía Bắc. Trung tâm logistics Yusen Đình Vũ được khánh thành và đưa vào hoạt động năm 2014 với quy mô diện tích đất 100.000 m2. Trong đó, khu nhà kho chất lượng cao có diện tích 12.000 m2; khu văn phòng làm việc hiện đại 2 tầng diện tích 1.800 m2; khu bãi để container, phương tiện vận tải và các công trình phụ trợ, hạ tầng, cây xanh có diện tích 87.000 m2.

 Khu vực miền Trung

Đà Nẵng đang có khá nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics nhưng nhìn chung năng lực của các doanh nghiệp này còn yếu, khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh trên địa bàn. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp logistics tại Đà Nẵng còn nhỏ hẹp, dịch vụ đơn lẻ, chưa có sự kết nối giữa các hoạt động để tạo thành chuỗi xuyên suốt, nguồn nhân lực hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu ngành, thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực logistic. Đầu năm 2017, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Trung tâm logistics U&I Đà Nẵng, do CTCP Logistics U&I (Bình Dương) làm chủ đầu tư. Dự án này có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 316 tỷ đồng, tương đương 14 triệu USD, được đầu tư thành 2 giai đoạn trên tổng diện tích gần 6 ha trong khu hậu cần, logistics và dịch

51

dịch vụ logistics như, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa; dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy; cung cấp dịch vụ kho ngoại quan, kho lạnh, kho CFS. Với sự xuất hiện của những dự án lớn như dự án Trung tâm logistics U&I Đà Nẵng, của những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm như CTCP Logistics U&I, ngành logistics tại Đà Nẵng sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển.

 Khu vực Đông Nam Bộ

Đây là khu vực được đánh giá là có các hoạt động của trung tâm Logistics sôi động và phát triển nhất trong cả nước. Từ năm 2007, khi các nhà đầu tư đầu tiên xây dựng trung tâm logisitics tại Việt Nam cho đến nay, đã hình thành một số trung tâm logistics lớn thực hiện tốt vai trò kết nối các hoạt động của chuỗi cung ứng, trong đó có một số dự án liên hợp quy mô lớn như Maple tree tại Bình Dương, trung tâm logistics công nghệ cao Transimex, trung tâm logistics Damco, YCH...Trung tâm logistics Transimex được xây dựng trên tổng diện tích 10 ha, trong đó hệ thống kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho CFS (container-freight station), kho phân phối có diện tích 30.000 m2; kho lạnh diện tích 9.000 m2; và bãi chứa container với diện tích 30.000 m2với sức chứa 5.000 TEU, phần còn lại là một số hạng mục khác. Trung tâm logistics này có chức năng hoạt động như là một điểm thông quan nội địa (ICD). Kho được trang bị hệ thống khung kệ chứa hàng cao bảy tầng, có camera giám sát 24/7, phần mềm quản lý hiện đại có chức năng trích xuất số liệu, từ đó khách hàng có thể trực tiếp theo dõi tình trạng hàng hóa. Trung tâm logistics Transimex có vị trí thuận lợi nằm gần đường vành đai 2, Thành phố Hồ Chí Minh liên thông giữa Thành phố Hồ Chí Minh với vùng tam giác trọng điểm phía Nam gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và kết nối với các cảng biển chính như cụm cảng Cát Lái, đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành. Trung tâm này tập trung phát triển dịch vụ logistics tích hợp trọn gói và đồng bộ các phương thức vận tải từ đường bộ, đường thủy và đường hàng không nhằm đáp ứng các yêu cầu về phân phối nội địa và xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao và các doanh nghiệp khác, kể cả các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai...

52

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN bộ CHỈ số NĂNG lực LOGISTICS (LPI) của VIỆT NAM (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)