1.3.4.1 Singapore
Đánh giá của Ngân hàng thế giới cho thấy Singapore có chỉ số LPI rất cao: cao nhất thế giới năm 2007, đứng thứ hai thế giới năm 2010 (sau Đức) và với những đổi mới trong ngành hải quan, năm 2012, Singapore lại vươn lên dẫn đầu thế giới. Mặc dù đến năm 2014, 2016 thứ hạng của Singapore đã giảm, tuy nhiên, nước này vẫn nằm trong tốp các quốc gia có logistics phát triển nhất trên thế giới.
Để đạt được thành công như trên, trước hết, Singapore ý thức được vai trò quan trọng của logistics trong phát triển kinh tế, dự đoán đúng xu thế phát triển của logistics nên ngay từ những năm 70 của thế kỷ 20 (tức là chỉ 5 năm sau khi giành độc lập), Singapore đã coi logistics là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển với việc thành lập Hiệp hội Logistics Singapore (SLA).
Về cơ sở hạ tầng, hệ thống hạ tầng cơ sở ở Singapore được đầu tư phát triển hiện đại ở mọi phương thức: vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không từ những năm 1980 và từ đó đến nay không ngừng nâng cấp, hiện đại hóa.
* Hệ thống cảng biển: Phát huy lợi thế là một điểm trung chuyển hàng hóa truyền thống được các thương nhân khu vực châu Á ưa chuộng từ thế kỷ 19, kế thừa hạ tầng cảng được Đế chế Anh quốc tạo dựng trong những năm 1960, chỉ trong vòng 20 năm, Singapore đã phát triển hệ thống cảng biển rất sớm và trở thành cảng
25
ngừng nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống cảng biển. Hiện nay, cảng biển Singapore sử dụng công nghệ cấp phép điện tử để tàu có thể ra vào nhanh hơn. Ngoài ra, Singapore cũng dùng các hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ trong việc xếp dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Chính vì thế, cảng biển Singapore trở thành một trong những cảng container sầm uất nhất trên thế giới và trở thành cảng trung chuyển hàng hóa lớn vào loại nhất, nhì thế giới .
* Sân bay: Song song cùng với phát triển cảng biển, Singapore cũng đặt ưu tiên cho phát triển hàng không. Từ năm 1971, Singapore đầu tư xây dựng sân bay mới là Changi Airport. Dự án này được triển khai rất nhanh, chỉ trong vòng 6 năm (từ 1975 đến 1981) đã hoàn thành. Đến nay sân bay quốc tế Changi với Trung tâm Logistics hàng không Singapore ALPS (Airport Logistics Park of Singapore - còn gọi là Công viên Logistics Changi) trở thành biểu tượng cho logistics hàng không Singapore. Sân bay quốc tế Changi Singapore được đánh giá là một trong những sân bay tốt nhất thế giới. Không chỉ cung cấp các dịch vụ tốt nhất để thu hút vận chuyển hành khách, sân bay này còn tạo những điều kiện tốt nhất phục vụ vận chuyển hàng hóa.
* Hệ thống đường bộ, đường sắt: Singapore chỉ phát triển 1 tuyến đường sắt duy nhất nối liền Singapore và Malaysia nhưng đã đầu tư xây dựng một hệ thống giao thông đường bộ hoàn chỉnh, đa dạng về phương thức, bao gồm cả hệ thống tàu điện ngầm tốc độ cao (Singapore Mass Rapid Transit - SMRT hay MRT), hệ thống đường sắt hạng nhẹ (Light Rapid Transit - LRT), hệ thống xe buýt và taxi với đặc điểm là giao thông rất thuận tiện, có thể đáp ứng nhu cầu lớn, tốc độ nhanh và hiệu quả cao.
* Kho bãi: Singapore xây dựng hệ thống kho bãi phân bố rộng khắp toàn quốc và không ngừng hiện đại hóa với tiêu chuẩn cao. Đây cũng là yếu tố then chốt cho sự phát triển logistics của Singapore. Quy trình quản lý kho bãi của Singapore cũng rất hiện đại, thủ tục đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Việc sử Utilising powerful e-commerce solutions, we offer you integrated real-time connectivity and inventory management.dụng các giải pháp thương mại điện tử giúp cho hệ thống kho bãi Singapore có thể cung cấp tối đa các dịch vụ logisticsNow, keeping track of your products is easy and to-the-minute. và cho phép khách hàng theo dõi hàng hóa
26
dễ dàng, chính xác đến từng phút. Hơn thế, giá kho bãi của Singapore cũng được xem là tương đối rẻ so với thế giới.
Cùng với hạ tầng cơ sở vật chất, Singapore đã định hướng đúng trong việc phát triển logistics dựa trên một hệ thống hạ tầng mềm là công nghệ thông tin viễn thông hiện đại. Trên một nền tảng công nghệ thông tin được đầu tư đồng bộ và hiện đại, logistics Singapore có thêm sức mạnh, các ứng dụng tin học, điện tử hóa được áp dụng trong hoạt động logistics như hải quan điện tử, truy xuất đơn hàng tự động, quản lý và điều hành cảng công nghệ cao. Với 5 hệ thống mạng điện tử, các hoạt động logistics và thương mại được thực hiện tự động hóa và không giấy tờ, tiết kiệm được thời gian, nhân lực và chi phí, đồng thời hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lư của Chính phủ cũng được nâng cao. Các hệ thống mạng điện tử này có thể liên kết với nhau, qua đó ngay cả những dịch vụ như nhập hàng qua đường hàng không và tái xuất qua đường biển nhanh chóng được thực hiện chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Đây là nhân tố rất quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của Singapore và biến Singapore trở thành trung tâm logistics số một của thế giới.
Về chính sách quản lý Nhà nước, điểm nổi bật nhất là chính sách “mở”, cho phép phát huy tối đa sức mạnh từ khối doanh nghiệp tư nhân và đầu tư của nước ngoài. Ngay từ thập niên 1980, Chính phủ Singapore đã ban hành các chính sách phát triển thương mại, dịch vụ, vận tải và logistics với các biện pháp chủ yếu:
* Ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách về tài chính, tiền tệ và tỷ giá để gia tăng tiết kiệm và thu hút đầu tư nước ngoài: Chính sách về tài chính, tiền tệ và tỉ giá hối đoái đã đảm bảo sự bình ổn cho nền kinh tế vĩ mô nói chung và ngành Logistics nói riêng. Ngân hàng Trung ương Singapore sử dụng công cụ tỷ giá, thay vì lãi suất cơ bản, để kiểm soát lạm phát. Hệ thống ngân hàng của Singapore thuộc một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất thế giới, đã mang lại những dịch vụ tín dụng, nguồn vốn dồi dào và sự ổn định tài chính. Lạm phát thấp và giá trị đồng đô-la Singapore ổn định đã đem lại niềm tin cho người dân, dẫn đến tiết kiệm tăng cao đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sự ổn định
27
* Chính sách ưu đãi thuế đối với các công ty vận tải và logistics: Singapore chủ động khuyến khích các công ty đa quốc gia (MNCs) và một số các nhà cung ứng dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại Singapore, xây dựng các trung tâm phân phối khu vực và toàn cầu tại Singapore với nhiều ưu đãi như giảm thuế đối với khoản thu lợi nhuận, miễn thuế đối với đầu tư mạo hiểm. Đặc biệt, Chính phủ Singapore còn có chương trình ưu đãi đặc biệt như miễn thuế thu nhập từ tàu biển trong 10 năm, hay được hưởng tỷ lệ thuế ưu đãi nhỏ hơn 10% trên mức tăng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ trong 5 năm và cho vay ưu đãi với tàu và container.
* Chính sách hải quan: Các chính sách về thủ tục hải quan của Singapore được minh bạch hóa với những quy định rõ ràng, chặt chẽ và hiệu lực thi hành nhanh chóng. Thêm vào đó, thông qua mạng Trade Net, quy trình hải quan được tự động hóa, làm cho hàng hóa thông quan dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thời gian lưu hàng tại cảng, giảm thời gian và chi phí lưu kho, lưu bãi do đó đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại và trung chuyển hàng hóa tại Singapore. Bản thân ngành Hải quan Singapore cũng luôn chú trọng đổi mới để tăng hiệu quả như: đổi mới mô hình tổ chức (7/2008), triển khai áp dụng kỹ thuật hiện đại, nhất là công nghệ thông tin nhằm cải cách hoạt động quản lý, đặc biệt trong công tác thông quan hàng hoá và phân loại hàng hoá. Bên cạnh đó, để đảm bảo luôn cập nhật được công nghệ thông tin hiện đại nhất, Hải quan Singapore đã thuê các công ty công nghệ thông tin trong và ngoài nước xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho ngành, thiết kế triển khai phần mềm ứng dụng... dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ. Ví dụ như hệ thống thông quan điện tử, hệ thống thông quan trước đối với hàng chuyển phát nhanh, hệ thống nộp phí và thuế điện tử, hệ thống TradeXchange (2007), sáng kiến về kho ngoại quan ZGT 0% thuế...
* Chính sách phát triển nguồn nhân lực logistics: Bên cạnh việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Logistics hàng đầu thế giới, Singapore còn chú trọng việc thu hút nhân tài của nước ngoài trong mọi lĩnh vực, trong đó có nhân tài logistics nhờ các chính sách tuyển dụng mở cửa, chính sách tiền lương cao, thuế thu nhập cá nhân thấp, luật được phép đưa người thân sang sống cùng, được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singapore. Ngoài ra, Chính phủ Singapore còn đặc biệt
28
chú trọng đến các chính sách về giáo dục, đào tạo nhân tài logistics. Chính phủ Singapore đã sử dụng hình thức giảng đường để giới thiệu những kỹ thuật logistics mới nhất cho công chúng và các công ty, đồng thời đề ra các biện pháp hợp tác giữa nhà trường với nhà nước và các tổ chức quốc tế. Chính phủ cũng chủ trương xây dựng các giáo trình giảng dạy chuyên ngành logistics rộng rãi, đồng thời định hướng xây dựng chương trình đào tạo thạc sỹ logistics và bồi dưỡng các nhân tài quản lý cao cấp chuyên ngành logistics trong các trường đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hợp tác với các thương hội, hiệp hội thúc đẩy mở triển lãm về logistics, hội thảo về logistics nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics.
1.3.4.2 Malaysia
Theo đánh giá của World Bank, Malaysia vẫn duy trì thứ hạng của mình trong bảng xếp hạng LPI toàn cầu. Tuy nhiên, Malaysia bị tụt 2 hạng trên bảng xếp hạng LPI từ vị trí thứ 27 (2007) xuống vị trí thứ 29 (2010) và tiếp tục duy trì vị trí này đến năm 2012.
Trong quá trình phát triển logistics, Malaysia đã có những định hướng khá hợp lý với điều kiện địa lý và kinh tế quốc gia.
Thứ nhất, vừa để phục vụ phát triển kinh tế quốc gia, vừa khai thác yếu tố địa hình tự nhiên, Malaysia đã chọn con đường phát triển logistics toàn diện ở mọi loại hình vận tải trong chuỗi cung ứng gồm đường bộ, đường sắt, vận tải biển và hàng không. Đối với Malaysia, đây là một lựa chọn rất hợp lý khi hệ thống đường bộ và đường sắt tạo nên một mạng lưới liên thông, kết nối hệ thống cảng biển, kho băi và sân bay với nhau và với các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm sâu trong nội địa. Kênh vận chuyển đường bộ thuận lợi đã không chỉ hỗ trợ đắc lực cho phát triển sản xuất, gia công mà quan trọng hơn là tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài có thể khai thác hệ thống vận chuyển đường bộ để giảm chi phí vận tải trong logistics do chi phí vận tải đường bộ và đường sắt thấp hơn nhiều so với đường biển và hàng không. Hơn nữa, hệ thống kết nối giữa các
29
Với hạ tầng cảng biển, Malaysia đã chọn phương án trải dài đầu tư cho hệ thống cảng biển, nâng cấp và phát triển theo từng giai đoạn. Việc đầu tư dần dần cho cảng biển của Malaysia cũng một phần do Malaysia muốn tạo dựng một sự phát triển bền vững chứ không nhắm tới mục tiêu chiếm ưu thế nhanh để tránh việc rơi vào thế cạnh tranh trực tiếp với cảng Singapore (vốn đã hoạt động và phát triển rất mạnh) và việc này đã giúp Malaysia đạt được những thành quả đáng kể. Điều này thể hiện rõ khi hầu hết các công ty logistics quốc tế lớn đã vào thị trường Malaysia và biến Malaysia thành một kho hàng chuyển tiếp chính trong khu vực Đông Nam Á.
Với hạ tầng hàng không, khác với hạ tầng cảng biển, Malaysia lại có một lộ trình phát triển rất nhanh. Với ưu thế về vị trí ngay sát trung tâm logistics thế giới (là Singapore) nhưng kênh vận tải hàng không qua Singapore không lớn, đồng thời nhận thấy các nước láng giềng và các nước khác trong khu vực chưa có hệ thống vận tải hàng không phát triển, ngay từ năm 1993 Malaysia đã dồn khoản đầu tư lớn (3,5 tỷ USD) cho việc xây dựng sân bay quốc tế Kuala Lumpur và chỉ trong 5 năm đã hoàn thành đưa vào hoạt động.
Thứ hai, việc thành lập các cảng nội địa (IDC) và các khu thương mại tự do (FCZ) là những hướng đi có tính đột phá và rất mới mẻ. Dù không nằm trong những yếu tố chính của chuỗi cung ứng nhưng đối với việc phát triển logistics của Malaysia thì sự phát triển của các yếu tố bổ trợ này lại có ý nghĩa rất lớn. Các ICD và FCZ gia tăng khả năng trung chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng từ hệ thống vận tải đường biển và đường hàng không sang hệ thống đường bộ và đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành một hệ thống vận chuyển liên thông giữa Thái Lan - Malaysia - Indonesia - Singapore. Thành công nhất chính là Malaysia xây dựng được hệ thống các FCZ khi hàng hóa trong chuỗi cung ứng quá cảnh ở những khu vực này sẽ được giảm thiểu các thủ tục thông quan thông thường, các LSP có thể dễ dàng chuyển phương tiện vận tải, sang dỡ hàng hóa….
Thứ ba, Malaysia không ngừng đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào logistics. Nếu so với Singapore, Malaysia đứng thứ hai trong khu vực về phát triển công nghệ thông tin. Trên thực tế, Malaysia với hệ thống cáp quang
30
thông lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ứng dụng công nghệ cao trong logistics thực sự là một bước đi đúng hướng của Malaysia và đã nâng tầm chất lượng cũng như vị thế của Malaysia trên thị trường logistics quốc tế.
Thứ tư, sự nhận thức kịp thời và vai trò của Chính phủ Malaysia. Dù khởi đầu phát triển logistics khá muộn - khi mà quốc gia láng giềng Singapore đã vươn lên trở thành trung tâm trung chuyển quan trọng trong khu vực, nhưng một trong những yếu tố quyết định sự thành công hiện nay của logistics Malaysia là sự nhận thức kịp thời và vai trò của Chính phủ Malaysia.
Trước hết, Chính phủ Malaysia có nhận thức đúng về tầm quan trọng của logistics trong phát triển kinh tế. Tiếp theo, Chính phủ Malaysia quyết tâm triển khai kế hoạch phát triển logistics qua hàng loạt các tác động trực tiếpnhư chủ động đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình hạ tầng phục vụ logistics, trực tiếp tham gia quản lý, đầu tư các công trình trọng điểm như cảng K’lang, sân bay KLIA… Vai trò nổi trội nhất của Chính phủ Malaysia trong việc phát triển kinh tế nói chung và logistics nói riêng là việc thành lập Quỹ đầu tư Nhà nước (Sovereign Wealth Fund - SWF). Bằng Quỹ này, Chính phủ Malaysia có thể tập trung huy động toàn lực cho những ngành định hướng mũi nhọn, trong đó, hệ thống đường bộ, đường sắt, các cảng và sân bay KLIA là những mục tiêu trọng tâm đã được đầu tư và do Chính phủ trực tiếp triển khai. Cùng với quỹ SWF, hạ tầng logistics của Malaysia được đầu tư mạnh mẽ nhờ vào thành công của Chính phủ Malaysia trong việc kết hợp các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư liên kết từ các tập đoàn đầu tư liên kết giữa Chính phủ và tư nhân (nổi bật nhất là liên kết giữa Chính phủ và tập đoàn Khazanah Nasional Berhad).
Song song với phát triển hạ tầng phục vụ logistics, Chính phủ Malaysia cũng rất ý thức được vấn đề phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong phát triển logistics quốc gia và đã không ngừng đầu tư cho hệ thống giáo dục đào tạo nhân lực cho logistics. Ngoài các chuyên ngành dịch vụ và logistics tại các trường đại học, Chính phủ Malaysia đã thành lập Học viện quốc gia Malaysia về Đổi mới chuỗi