6. Kết cấu luận văn
1.3.7.1 Đánh giá mức độ đạt chuẩn cơ cấu các loại nhân sự
Đánh giá thực hiện công việc là một công việc thường xuyên và liên tục trong một khoảng thời gian nhất định tại bất kỳ tổ chức nào. Việc đánh giá thực hiện công việc thường được nghiên cứu và tiến hành theo một hệ thống các quy tác và chuẩn mực nhất định về chất lượng và hiệu quả công việc các quy tắc đó được xây dựng và thảo luận với người lao động khi tuyển dụng.
Đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với cũng như đối với người lao động. Đối với doanh nghiệp thông qua quá trình đánh giá thực hiện công việc của người lao động có thể đạt được một số mục địch như: Kiểm tra tình hình và ý thức hoàn thành công việc của người lao động ; Kiểm tra sự thích hợp và thích ứng của người lao động đối với công việc đó; Cung cấp các thông tin phản hồi để cại thiện kết quả thực hiện công việc của người lao động, giúp cho họ có thể nâng cao kỹ năng, tay nghề qua đó thực hiện mục tiêu
chung của toàn doanh nghiệp; Phát hiện những thiếu sót trong quá trình thiết kế công việc; Làm cơ sở để điều chỉnh nhân sự như đề bạt , tiền lương, thưởng, sa thải hay đào tạo bổ sung giúp đỡ người lao động; Nắm bắt được những tác động thách thức mới từ môi trường bên ngoài cung như hiểu được bầu không khí bên trong doanh nghiệp. (Nguyễn Hữu Thân, 2008, tr.241)
Theo chuyên môn quản lý nhân sự ở doanh nghiệp có ba loại lao động quan trọng cùng làm việc. Đó là lực lượng lãnh đạo, quản lý; lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ và lực lượng công nhân, nhân viên. Lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực quản trị nhân sự nhằm khai thác được những thông tin về mức độ đáp ứng nhu cầu về chất lượng nhân sự theo cơ cấu giới tính, khoảng tuổi về ba loại lao động quan trọng của doanh nghiệp. Đồng thời lấy ý kiến của những người trong cuộc, am hiểu, tâm huyết và cần có ý kiến của ba lực lượng quan trọng trong doanh nghiệp. Số lượng ý kiến phải đủ lớn. Tiếp theo, cần tổng hợp kết quả từ các phiếu đánh giá chất lượng nhân sự của doanh nghiệp cụ thể ở giai đoạn xác định. (Nguyễn Hữu Thân, 2008, tr.243)
- Chất lượng nhân sự theo cơ cấu giới tính: Số lượng và cơ cấu giới tính thực có, so sánh với cơ cấu theo chuyên gia để đánh giá chất lượng.
- Chất lượng nhân sự theo cơ cấu khoảng tuổi: Số lượng và cơ cấu độ tuổi thực có, so sánh với cơ cấu theo chuyên gia để đánh giá chất lượng.
- Chất lượng của lực lượng công nhân, nhân viên theo cơ cấu trình độ. Cần tính số lượng và cơ cấu thực có theo trình độ ngành nghề; so sánh kết quả với cơ cấu chuyên gia để đánh giá chất lượng.
- Chất lượng của lực lượng chuyên môn nghiệp vụ theo cơ cấu trình độ. Cần tính số lượng và cơ cấu thực có theo trình độ ngành nghề; so sánh kết quả với cơ cấu chuyên gia để đánh giá chất lượng.
- Chất lượng của lực lượng lãnh đạo quản lý theo cơ cấu trình độ. Cần tính số lượng và cơ cấu thực có theo trình độ ngành nghề; so sánh kết quả với cơ cấu chuyên gia để đánh giá chất lượng.