Cơ cấu tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại ngân hàng TMCP an bình – chi nhánh quảng ninh (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu luận văn

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảng Ninh

(Nguồn: bộ phận hành chính và nhân sự Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảng Ninh)

Nhìn vào cơ cấu tổ chức trên chúng ta có thể thấy cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảng Ninh được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Theo cơ cấu này, mối quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới là

một đường thẳng (trực tuyến). Các bộ phận chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ trực tuyến.

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức theo cơ cấu trực tuyến- chức năng cho thấy sự hợp lý về cơ cấu tổ chức của ngân hàng do đã tạo nên sự tách rời một cách tương đối hoạt động quản lý với hoạt động kinh doanh và việc hình thành các phòng/ ban theo chức năng cho thấy sự chuyên môn hoá trong hoạt động của ngân hàng. Chính nhờ cơ cấu hợp lý mà hoạt động quản lý kinh doanh của ngân hàng tránh được sự chồng chéo và ngày càng hiệu quả hơn.

+ Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc: 1. Giám đốc Chi nhánh:

• Chỉ đạo, hoạch định và triển khai các chính sách, mục tiêu kinh doanh phù hợp với chiến lược và mục tiêu kinh doanh của ABBANK.

• Chỉ đạo thực hiện các quy trình, xác định nhiệm vụ và điều phối hoạt động các Phòng/ ban/bộ phận thuộc đơn vị quản lý

• Phân tích hoạt động để đánh giá thành tích hoạt động của đơn vị và của nhân viên; xác định các khu vực cần tiết kiệm chi phí và thực hiện các chương trình cải tiến.

• Thường xuyên kiểm tra các báo cáo tài chính, các báo cáo về hoạt động nhằm theo dõi, bám sát các mục tiêu kinh doanh của đơn vị thực hiện.

• Chỉ đạo và điều phối mọi hoạt động có liên quan đến kinh doanh tài sản nợ và tài sản có trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng hiệu quả hoạt động.

• Thiết lập các quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

• Tham dự các cuộc họp do Hội Sở chủ trì, cuộc họp của các Hội đồng chuyên môn khi được chỉ định.

• Xúc tiến thương hiệu ABBANK trước các đối tác, cơ quan Nhà nước, công chúng…

• Tham gia tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích, điều chuyển và cho thôi việc nhân viên... theo quy định về phân cấp quản lý về nhân sự và lương thưởng của ABBANK.

2. Phó Giám đốc Chi nhánh:

• Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát hoạt động và đôn đốc thực hiện kế hoạch chỉ tiêu tháng, quý, năm

• Tổ chức thực hiện việc tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ABBANK cho khách hàng.

• Hướng dẫn, phổ biến, cập nhật các thông tin sản phẩn – dịch vụ mới phát sinh và triển khai thực hiện tại phòng/ bộ phận mình phụ trách

• Ký các văn bản, hợp đồng, tờ trình tín dụng theo sự phân quyền trách nhiệm của Giám đốc Chi nhánh và ủy quyền của Tổng Giám đốc

• Quản lý và phát triển nhân viên của phòng/ bộ phận được phân công phụ trách

• Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.

• Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh được giao theo từng thời kỳ.

• Thực hiện các công việc phát sinh theo sự phân công của Giám đốc chi nhánh

3. Giám đốc/Phó Giám đốc Phòng Giao dịch:

• Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động của Phòng Giao dịch, đảm bảo đạt kế hoạch của Chi nhánh giao cho

• Tổ chức thực hiện việc tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ABBANK cho khách hàng.

• Quản lý và phát triển nhân viên của phòng. • Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại ngân hàng TMCP an bình – chi nhánh quảng ninh (Trang 45 - 48)