Công tác đào tạo và phát triển nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại ngân hàng TMCP an bình – chi nhánh quảng ninh (Trang 61 - 73)

6. Kết cấu luận văn

2.2.4 Công tác đào tạo và phát triển nhân sự

Để sử dụng nhân sự một cách có hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên tuch của môi trường kinh doanh cũng như nắm bắt được tâm lý nhu cầu của khách hàng thì chi nhánh đã thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nhân sự.

+ Thử việc đối với nguồn tuyển mới CBCNV

- NLĐ khi vào thử việc phải được đào tạo các vấn đề sau: hội nhập ABB, các sản phẩm dịch vụ của ABB, nghiệp vụ cơ bản của vị trí mình được tuyển dụng.

- Học nội quy và quy chế của Ngân hàng TMCP An Bình nói chung và của Chi nhánh Quảng Ninh nói riêng.

- Thời gian, chế độ trong thời gian thử việc (hợp đồng thử việc). Đối với nhân sự có trình độ đại học, cao đẳng: thời gian thử việc không quá 60 ngày. Đối với nhân sự khác: thời gian thử việc không quá 6 ngày. Trong thời gian thử việc

nhân sự được hưởng 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ hoặc theo công việc được giao, được hưởng chế độ ăn ca, bồi dưỡng độc hại, được trang bị bảo hộ theo quy định.

- Trưởng các đơn vị, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có trách nhiệm đôn đốc; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, nội quy kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, ý thức tổ chức kỷ luật cho người thử việc.

Trong thời gian thử việc

+ Nếu vi phạm quy chế, nội quy và quy định sẽ đình chỉ thử việc.

+ Nếu gây thiệt hại kinh tế thì phải có trách nhiệm bồi thường hoàn toàn thiệt hại vật chất gây ra.

- Bộ phận hành chính nhân sự phối hợp với bảo vệ, y tế, công đoàn cơ quan kiểm tra đột xuất để phát hiện ra các tệ nạn xã hội.

- Hết thời gian thử việc người lao động phải viết báo cáo kết quả thử việc. - Các phòng/ban trực tiếp nhận người thử việc phải xác nhận bằng văn bản về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức của người thử việc và kết luận. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về nhận xét của mình.

- Nếu được tiếp nhận vào làm việc tại chi nhánh cá nhân phải viết cam kết về thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao, chấp hành mọi nội quy, quy chế, quy định của đơn vị.

- Trong thời gian làm việc tại chi nhánh nếu kiểm tra phát hiện thấy mắc các tệ nạn xã hội thì được xử lý theo đúng quy định hiện hành.

- Hình thức hợp đồng và trả lương đối với CBCNV-NLĐ khi hết hạn thử việc được tuyển vào làm việc thì được hưởng 100% lương. Việc ký hợp đồng 1 năm hay 3 năm không ảnh hưởng tới việc tiền lương và mọi quyền lợi khác.

Ngoài các tiêu chuẩn quy định ở trên chi nhánh có chính sách ưu tiên cho các đối tượng sau:

+ Ưu tiên cho con em CBNV trong chi nhánh

+ Ưu tiên cho những người lao động có kinh nghiệm trong một số các lĩnh vực khác có liên quan như thuế, kiểm toán… hỗ trợ được công việc hiện tại của NLĐ; người địa phương, chơi được các môn thể thao, có tinh thần hăng hái tham gia các hoạt động đoàn thể …Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện hội nhập, tự do cạnh tranh, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, với yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ, Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Quảng Ninh tiến hành thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự của mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu về trình độ trong hoàn cảnh mới.

Trình tự thực hiện công tác đào tạo ở Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Quảng Ninh

*/ Xác định nhu cầu đào tạo.

Nhu cầu đào tạo được lập theo hướng dẫn của Ngân hàng TMCP An Bình, Chi nhánh Quảng Ninh dựa vào nhu cầu đào tạo của các đơn vị trực thuộc gửi lên để xây dựng kế hoạch đào tạo các ngành nghề, cấp, trình độ và loại hình đào tạo, dự toán kinh phí…

*/ Lựa chọn đối tượng đào tạo

Việc lựa chọn người đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của chi nhánh. Đối tượng cử đi đào tạo là các cán bộ các phòng/ ban trực thuộc sự quản lý của chi nhánh. Khi lựa chọn nhân sự đi đào tạo Chi nhánh Quảng Ninh dựa vào các căn cứ: những quy định, chính sách và hướng dẫn của Nhà nước, của ABBank về đào tạo; căn cứ thực tế công việc, nhu cầu, nguyện vọng và động lực của nhân sự.

*/ Thực hiện quá trình đào tạo

Quá trình đào tạo sẽ được thực hiện tại một số nơi như : tại các trường Đại học/các Trung tâm đào tạo, tại Ngân hàng nhà nước cấp tỉnh, tại Hội sở chính của Ngân hàng TMCP An Bình và tại Chi nhánh Quảng Ninh.

-Đào tạo tại các trường Đại học/ các Trung tâm đào tạo.

Trình tự tiến hành như sau:

+ Chi nhánh sẽ lập kế hoạch nhu cầu đào tạo cho năm kế hoạch.

+ Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị trực thuộc, Chi nhánh Quảng Ninh sẽ gửi đề xuất đào tạo cho Khối QTNNL của Hội sở chính. Khối QTNNL sẽ cân đối nhu cầu đào tạo của toàn hệ thống và gửi kế hoạch đào tạo hàng năm cho các trường Đại học/Trung tâm đào tạo.

+ Các trường Đại học/Trung tâm đào tạo ra thông báo tuyển sinh gửi trực tiếp cho Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Quảng Ninh với đầy đủ thông tin về ngành học, thời gian, địa điểm…

+ Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Quảng Ninh lập hồ sơ cá nhân và gửi danh sách người dự tuyển cho cơ sở đào tạo.

+ Khi có kết quả tuyển sinh, Giám đốc chi nhánh Quảng Ninh ra quyết định cử người đi học.

- Đào tạo tại Ngân hàng nhà nước cấp tỉnh.

Trình tự tiến hành

+ Ngân hàng nhà nước Quảng Ninh sẽ gửi thông báo về các khóa đào tạo nghiệp vụ cho các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

+ Căn cứ vào nhu cầu đào tạo và kinh phí đào tạo được phê duyệt, Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Quảng Ninh ra quyết định cử người đi đào tạo, sau khi đã đối chiếu, sắp xếp nhân sự hợp lý.

- Đào tạo tại Trung tâm đào tạo của Ngân hàng TMCP An Bình.

Trình tự tiến hành

+ Căn cứ vào tình hình thực tế của lực lượng nhân sự toàn hệ thống Ngân hàng TMCP An Bình, Trung tâm đào tạo của Ngân hàng sẽ lên kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày cho từng nhóm đối tượng gửi cho các chi nhánh.

+ Các chi nhánh căn cứ nhu cầu đạo tạo của lực lượng nhân sự tại đơn vị tiến hành đăng ký và cử nhân sự tham gia đào tạo. Sau các khóa đào tạo sẽ có các bài kiểm tra/thi để kiểm tra kết quả đào tạo của từng khóa.

-Đào tạo tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Quảng Ninh.

Trình tự tiến hành:

+ Căn cứ trên tình hình thực tế Ban giam đốc chi nhánh sẽ quyết định việc thành lập các khóa đào tạo nghiệp vụ tại chỗ để bổ sung kiến thức cho cán bộ nhân viên có nghiệp vụ còn non, yếu.

+ Bộ phận hành chính nhân sự dựa trên chỉ thị của Ban giám đốc sẽ sắp xếp thời gian các khóa đào tạo, cán bộ đứng lớp và danh sách cần đào tạo rồi trình kế hoạch cho Ban giám đốc phê duyệt.

Việc đào tạo ngay tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Quảng Ninh có thuận lợi là tiến hành được nhanh chóng, số lượng người được đào tạo kịp thời, phù hợp với nhu cầu của chi nhánh; tiết kiệm được thời gian và kinh phí đào tạo. Thực tế cho thấy công tác đào tạo tại chỗ ở Chi nhánh Quảng Ninh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, chất lượng đào tạo cao do nhân viên được thực hành ngay sau khi học lý thuyết, nội dung đào tạo sát và phù hợp lại tiết kiệm được chi phí. Hàng năm Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Quảng Ninh tổ chức thêm được 4 đến 6 lớp tập huấn tại chỗ, đối tượng chủ yếu là nhân sự là giao dịch viên, chuyên viên quan hệ khách hàng các cấp… Sau khi được đào tạo, lực lượng này đã phát huy được kiến thức và làm việc khá hiệu quả.

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện công tác đào tạo năm 2016-2017 của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảng Ninh

TT Chương trình đào tạo Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017/2016 Mức % 1 Dài hạn 5 9 4 80

2 Ngắn hạn 18 24 6 33,3

Tổng cộng 23 33 10 113,3

(Nguồn: Bộ phận hành chính nhân sự)

Từ bảng trên ta nhận thấy rằng, Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Quảng Ninh rất chú trọng tới các chương trình đào tạo. Năm 2017 tăng thêm 4 chương trình đào tạo dài hạn và 6 chương trình đạo tạo ngắn hạn so với năm 2016. Có được kết quả trên là do Ban giám đốc đã rất quan tâm tới sự phát triển nội lực của ngân hàng, nhận thức được kinh doanh ngân hàng là hình thức kinh doanh dịch vụ mang yếu tố vô hình. Vì vậy, chỉ nhờ vào đội ngũ nhân sự mới có thể nắm bắt được tâm lý của khách hàng, như thế mới giữ và phát triển được khách hàng. Do vậy đào tạo và phát triển nhân sự là yếu tố quan tâm hàng đầu của Ban giám đốc.

- Qua đó, công tác đào tạo ngày càng tăng, điều này thể hiện sự quan tâm và coi trọng hoạt động đào tạo của lãnh đạo Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảng Ninh. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6: Kinh phí đào tạo bình quân của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: triệu đồng/người

Năm 2016 2017 2018

Kinh phí đào tạo

bình quân 10 12.3 15.6

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh

Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018)

*/ Về số lượng và trình độ.

Xuất phát từ định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình và từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh Quảng Ninh, định hướng và mục tiêu đào tạo hàng năm đã được xác định rõ ràng, được Ban lãnh đạo phê duyệt và là căn cứ để tổ chức thực hiện. Số lượt cán bộ được đào tạo và trình độ cán bộ qua các năm đều tăng lên. Cụ thể:

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Mức % Mức % 1 Số lớp 5 6 9 1 120 3 150 2 Số lượt 18 27 32 9 150 5 118,52 (Nguồn: Bộ phận hành chính nhân sự)

Về số lượt cán bộ được đào tạo hàng năm, qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa số lớp đào tạo trong năm với số lượt người tham gia tăng qua các năm. Số lượt người tham dự các lớp học đầy đủ, nghiêm túc. Với các lớp ngắn hạn về sản phẩm mới, kỹ năng thẩm định khách hàng, marketing dịch vụ, kế toán, các lớp kỹ năng mềm như thuyết trình, giao tiếp, sale, làm việc theo nhóm… được đông đảo cán bộ nhân viên hưởng ứng.

Kết quả của quá trình đào tạo được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.8: Tỷ lệ trình độ cán bộ phân loại theo hình thức đào tạo (2016 – 2018)

Đơn vị: % STT Trình độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Trình độ tin học Cử nhân 1,33 1,4 2 Chứng chỉ 15,88 17,2 20,4 Chưa học 30,3 28,5 25,7 2 Trình độ ngoại ngữ Cử nhân 1,2 1,8 1,95 Chứng chỉ tiếng anh B1 6 8,2 8,35

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018)

Xác định được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình xử lý các tình huống nghiệp vụ khi cán bộ nhân viên làm việc với khách hàng, mục tiêu mà Ban giam đốc của chi nhánh là giao phó cho toàn thể CBVC tham gia đào tạo tin học và ngoại ngữ. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa

vụ đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần trên cùng địa bàn.

*/ Về hình thức đào tạo.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cán bộ nhân viên toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Chi nhánh đã sử dụng nhiều hình thức, phương pháp đào tạo khác nhau để phù hợp với từng đối tượng, mục tiêu, nội dung đào tạo cụ thể.

Nội dung của các khóa học được lựa chọn và trình bày nhằm giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ trên thực tế của cán bộ, chuyên viên đang đảm nhận các vị trí công việc cụ thể trong ngân hàng. Thời lượng để học viên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm với các cấp quản lý có bề dày kinh nghiệm, với các chuyên gia cũng như thực hành nghiệp vụ thông qua các tình huống thực nghiệm sẽ được cơ cấu ít nhất ở mức 50%.

Phương pháp giảng dạy và học tập được áp dụng là các phương pháp hiện đại, đa chiều và trọng tâm vào học viên như : học tập tích cực, học tập theo tình huống, học tập theo chuyên đề, học tập theo nhóm, đóng vai, trò chơi mô phỏng. Bài giảng sẽ được trình bày một cách hấp dẫn với sự trợ giúp của các phương tiện trình chiếu, internet và các video clips và được thiết kế hấp dẫn và liên tục được cập nhật góp phần giúp cho học viên dễ dàng tiếp thu, dễ nhớ, dễ dàng vận dụng kiến thức vào công việc hằng ngày. Được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Hình thức đào tạo tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảnh Ninh giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Lượt người

Năm 2016 2017 2018

Đào tạo tập trung 25 28 30 Đào tạo trực tuyến 14 15 20

Tổng 39 43 50

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018)

Đối với hình thức đào tạo trong công việc chỉ mới áp dụng phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc. Phương pháp này sử dụng với đối tượng là nhân viên mới được tiếp nhận vào làm việc tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Quảng Ninh hoặc nhân viên chuyển đổi sang công việc mới. Mục tiêu đào tạo nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản và đơn giản nhất cho nhân viên để ngân hàng có thể sử dụng ngay lực lượng lao động này trong khi chưa kịp chuẩn bị lớp đào tạo riêng. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, đây cũng là thời gian thử việc để ngân hàng xem xét, cân nhắc có tiếp nhận chính thức hay không.

Giáo viên (người hướng dẫn) là cán bộ quản lý hoặc nhân viên có kinh nghiệm của chính bộ phận đó (phòng, bộ phận nghiệp vụ). Địa điểm đào tạo : ngay tại nơi làm việc.

+/ Đào tạo ngoài công việc

a) Mở các lớp đào tạo tại ngân hàng

Đây là hình thức đào tạo được áp dụng chủ yếu tại Ngân hàng TMCP An Bình. Đối tượng đào tạo gồm tất cả các cấp cán bộ từ lãnh đạo đến nhân viên của các phòng nghiệp vụ. Nội dung các lớp nhằm đào tạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và các kiến thức bổ trợ khác phục vụ công việc. Thời gian của khoá học thường từ 5 – 30 ngày, số học viên trung bình 20-50 người/lớp phụ thuộc mục tiêu, nội dung khoá học. Lớp học được mở tại TTĐT, các CSĐTKV hoặc tại các chi nhánh trong hệ thống. giảng viên cho loại hình đào tạo này từ trong và ngoài Ngân hàng TMCP An Bình.

b) Cử đi học ở trường chính quy

Phương pháp này nhằm đào tạo cho nhân viên kiến thức có hệ thống một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại ngân hàng TMCP an bình – chi nhánh quảng ninh (Trang 61 - 73)