6. Kết cấu luận văn
1.5.1. Đánh giá mức độ đạt chuẩn cơ cấu các loại nhân sự của doanh nghiệp
Theo chuyên môn quản lý nhân sự ở doanh nghiệp có ba loại lao động quan trọng cùng làm việc. Đó là lực lượng lãnh đạo, quản lý; lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ và lực lượng công nhân, nhân viên. Lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực quản trị nhân sự nhằm khai thác được những thông tin về mức độ đáp ứng nhu cầu về chất lượng nhân sự theo cơ cấu giới tính, khoảng tuổi về ba loại lao động quan
trọng của doanh nghiệp. Đồng thời lấy ý kiến của những người trong cuộc, am hiểu, tâm huyết và cần có ý kiến của ba lực lượng quan trọng trong doanh nghiệp. Số lượng ý kiến phải đủ lớn. Tiếp theo, cần tổng hợp kết quả từ các phiếu, đánh giá chất lượng nhân sự của doanh nghiệp cụ thể ở giai đoạn xác định.
- Chất lượng nhân sự theo cơ cấu giới tính: Số lượng và cơ cấu giới tính thực có, so sánh với cơ cấu theo chuyên gia để đánh giá chất lượng.
- Chất lượng nhân sự theo cơ cấu khoảng tuổi: Số lượng và cơ cấu độ tuổi thực có: so sánh với cơ cấu theo chuyên gia để đánh giá chất lượng.
- Chất lượng nhân sự theo cơ cấu của ba lực lượng quan trọng: công nhân, nhân viên (a)- Chuyên môn nghiệp vụ (b)- Lãnh đạo, quản lý (c). Cần tính số lượng và cơ cấu của (a) (b) (c) thực có; so sánh kết quả với cơ cấu theo chuyên gia để đánh giá chất lượng.
- Chất lượng của lực lượng công nhân, nhân viên theo cơ cấu trình độ. Cần tính số lượng và cơ cấu thực có theo trình độ ngành nghề; so sánh kết quả với cơ cấu chuyên gia để đánh giá chất lượng.
- Chất lượng của lực lượng chuyên môn nghiệp vụ theo cơ cấu trình độ. Cần tính số lượng và cơ cấu thực có theo trình độ ngành nghề; so sánh kết quả với cơ cấu chuyên gia để đánh giá chất lượng.
- Chất lượng của lực lượng lãnh đạo quản lý theo cơ cấu trình độ. Cần tính số lượng và cơ cấu thực có theo trình độ ngành nghề; so sánh kết quả với cơ cấu chuyên gia để đánh giá chất lượng.
1.5.2. Đánh giá chất lượng nhân sự của doanh nghiệp thể hiện bằng chất lượng các công việc được phân công đảm nhiệm
Theo nguyên lý quản lý và đặc điểm lao động quản lý; theo nguyên lý và đặc điểm lao động chuyên môn nghiệp vụ; lao động của của nhân viên bán hàng chúng ta đưa ra được các biểu hiện của chất lượng công việc không đảm bảo, từ đó lập phiếu để những người thuộc đối tượng tự cho ý kiến và xin ý kiến của các loại người liên quan. Cụ thể là: Để đi đến đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp cần có ý kiến tự nhận xét của bản thân họ; ý kiến của đại diện đội chuyên môn - nghiệp vụ, ý kiến của đại diện công nhân nhân viên, để đi đến đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ chuyên môn - nghiệp vụ cần có ý kiến tự nhận xét của bản thân họ; ý kiến của đại diện lãnh đạo quản lý, ý kiến của đại diện công nhân, nhân viên. Để đi đến đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ công nhân nhân viên, cần có ý kiến tự nhận xét của bản thân họ; ý kiến của đại diện lãnh đạo quản lý; ý kiến của đại diện chuyên môn nghiệp vụ.
1. Lực lượng lãnh đạo, quản lý
- Bất lực trước các vấn đề, tình huống xảy ra
- Chậm và sai ít khi giải quyết các vấn đề, tình huống nảy sinh - Kịp, nhưng sai lớn khi giải quyết các vấn đề, tình huống nảy sinh - Kịp và tốt khi giải quyết các vấn đề, tình huống nảy sinh.
2. Lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ
- Chậm và sai lỗi đáng kể thường xuyên - Chậm và sai lỗi không đáng kể thường xuyên - Kịp và sai lỗi nhỏ đáng kể thường xuyên - Kịp và sai lỗi nhỏ không đáng kể
3. Lực lượng nhân viên bán hang
- Sai lỗi đáng kể thường xuyên - Sai lỗi đáng kể không thường xuyên - Sai lỗi nhỏ thường xuyên
- Sai lỗi nhỏ không thường xuyên
Sau khi có kết quả điều tra khảo sát về chất lượng của công việc của ba loại người cần so sánh các kết quả đó với mức độ cho phép để có sự đánh giá cụ thể đạt cao hay trung bình hay thấp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH QUẢNG NINH