Áp dụng phương pháp phân tích định lượng đánh giá năng lực thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại ngân hàng TMCP an bình – chi nhánh quảng ninh (Trang 102 - 103)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3.1 Áp dụng phương pháp phân tích định lượng đánh giá năng lực thực

công việc của từng nhân viên

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại đơn vị được chính xác và công bằng, đạt được những mục đích thiết thực từ việc đánh giá này, một số giải pháp có thể nêu ra như sau:

- Lãnh đạo Ngân hàng TMCP An Bình cần xác định rõ các lĩnh vực, kỹ năng, kết quả nào cần đánh giá đối với từng nhân viên cụ thể. Tiêu chí đánh giá đối với nhân viên hành chính sẽ khác với nhân viên trực tiếp kinh doanh (quan hệ khách hàng, giao dịch viên…) và khác nhân viên lao động gián tiếp (kế toán nội bộ, kỹ thuật, hỗ trợ tín dụng, pháp lý chứng từ, tái thẩm định, giám sát tín dụng, xử lý nợ…); xây dựng cách đánh giá, chấm điểm cho từng đối tượng. Riêng việc đánh giá các trưởng phòng/ban, đơn vị cũng cần được xây dựng cách thức đánh giá kết quả thực hiện công việc của họ một cách cụ thể.

- Xét đặc thù của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Quảng Ninh, Phương pháp phân tích định lượng là phù hợp hơn cả. Vì do đặc thù kinh doanh của ngành Ngân hàng, kết quả thực hiện công việc của nhân viên thể hiện ở ngay kết quả KPI của từng cá nhân. Như vậy, có thể đánh giá được năng lực thực hiện công việc của nhân viên.

Theo Phương pháp phân tích định lượng, cách thực hiện như sau: + Bước 1: Xác định được các yêu cầu chủ yếu khi thực hiện công việc. + Bước 2: Phân loại các mức độ thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện công việc. + Bước 3: Đánh giá tầm quan trọng (điểm số) của mỗi nhóm yêu cầu đối với hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên.

+ Bước 4: Đánh giá tổng hợp về năng lực thực hiện công việc của nhân viên. Sau chấm điểm, nhân viên sẽ được đánh giá như sau:

Nếu 110 ≥ Điểm số > 90: đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ Nếu 90≥ Điểm số > 80: Đánh giá hoàn thành

Nếu 80 ≤ Điểm số < 70: Đánh giá cần cố gắng Nếu Điểm số < 70: Đánh giá không đạt nhiệm vụ

Phụ lục 2: Sẽ trình bày một số ví dụ minh họa về chấm điểm từng đối tượng

nhân viên.

- Không đưa chức danh, trình độ và thâm niên công tác vào việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Các yếu tố này sẽ được dùng để: Xác định hệ số lương cấp bậc, thời gian nâng lương, phụ cấp trong thù lao…

- Những người làm công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên cần tham gia các khóa học về kỹ năng đánh giá nhân viên. Thực hiện được như vậy sẽ góp phần đưa công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên ngày một khách quan, khoa học và công bằng hơn.

- Phải thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, vạch ra được phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc sao cho tốt hơn, nếu cần sẽ có sự hỗ trợ từ phía người lãnh đạo. Kích thích nhân viên tự nỗ lực phấn đấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại ngân hàng TMCP an bình – chi nhánh quảng ninh (Trang 102 - 103)